ROM và RAM chắc hẳn là thuật ngữ không quá xa lạ cho người dùng máy tính. Các học sinh trung học cũng đã bắt đầu làm quen với khái niệm ROM là gì? RAM là gì? qua bộ môn Tin Học.

Tuy khá quen thuộc nhưng chúng ta chưa chắc đã biết rõ ROM là gì? Một khái niệm mới trong giới Smartphone, ROM điện thoại là gì? Cách phân biệt ROM và RAM như thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc thì những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp ngay nhé. Hãy dành thời gian tìm hiểu ROM là gì!

1. ROM là gì?

ROM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Read-Only Memory, có thể hiểu là Bộ nhớ chỉ đọc. ROM là loại bộ nhớ tĩnh (bất biến) được dùng trong các máy tính hay hệ thống điều khiển. Trong cách vận hành bình thường của hệ thống thì dữ liệu của ROM chỉ được đọc ra mà không được phép ghi vào.

Bộ nhớ ROM là gì?

Khái niệm ROM là gì?

Điểm đặc trưng của Bộ nhớ chỉ đọc là thông tin trên ROM vẫn được duy trì dù nguồn cấp điện cấp không còn. Có thể nói, ROM là loại bộ nhớ trong đó dữ liệu đã được thiết lập trước và chứa các chương trình giúp máy tính khởi động.

Nhờ vậy nên khi bạn tắt máy, bộ nhớ ROM đã lưu lại những chương trình để bạn có thể bắt đầu trong lần khởi động máy tính tiếp theo. ROM còn như một “cứu cánh” của dữ liệu mỗi khi bị mất điện đột ngột.

2. ROM được dùng để làm gì?

ROM được dùng cho lưu giữ mã chương trình điều hành và dữ liệu mặc định của hệ thống.

ROM có nghĩa chính xác là bộ nhớ chỉ đọc – tức là chỉ có thể đọc dữ liệu. Điều này càng chính xác đối với các chip ROM thế hệ đầu, các chip này chỉ cho phép đọc dữ liệu từ chúng, và chỉ cho phép ghi dữ liệu một lần, gọi là nạp ROM.

ROM nghĩa là gì?

ROM là gì? Nó được dùng để làm gì?

Nhờ vào nhu cầu thực tế người dùng dẫn đến sự phát triển của công nghệ, các thế hệ ROM tiếp theo được chế tạo với khả năng xoá được và nạp nhiều lần. Đây cũng nên được ghi nhận là một bước tiến công nghệ. 

Tuy nhiên, việc nạp ROM cần được thực hiện theo quy trình đặc biệt và phù hợp với từng loại ROM. Nó cho phép các hệ thống điều hành và máy tính được vận hành theo các tính năng mềm dẻo hơn và dễ sửa đổi hơn.

3. Cách phân loại ROM là gì?

Theo thông tin từ Wikipedia, để có thể hiểu sâu hơn về ROM, chúng ta hãy cùng xem các loại ROM bên dưới:

  • PROM: (Programmable Read-Only Memory) hay Mask ROM: Được chế tạo bằng các mối nối (cầu chì – có thể làm đứt bằng mạch điện). Nó thuộc dạng WORM (Write-Once-Read-Many). Chương trình nằm trong PROM có thể lập trình được bằng những thiết bị đặc biệt. Loại ROM này chỉ có thể lập trình được một lần, và là rẻ nhất.
  • EPROM được chế tạo bằng nguyên tắc phân cực tĩnh điện. Cửa sổ nhỏ dùng để xóa bằng tia cực tím.
  • EPROM (Erasable Programmable Read-Only Memory): Được chế tạo bằng nguyên tắc phân cực tĩnh điện. Loại ROM này có thể bị xóa bằng tia cực tím và ghi lại thông qua thiết bị ghi EPROM.
  • EAROM (Electrically Alterable Read-Only Memory): Loại ROM này có thể thay đổi từng bit một lần. Tuy nhiên quá trình viết khá chậm và sử dụng điện thế không chuẩn. Việc viết lại EAROM không được thực hiện thường xuyên.
  • EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory): Được tạo bằng công nghệ bán dẫn. Nội dung của ROM này có thể viết vào và xóa (bằng điện).

Một dạng phổ biến hiện dùng là Bộ nhớ flash, gọi đơn giản là Flash, dùng với cả tư cách EEPROM lẫn trong Ổ USB flash.

4. Trên điện thoại, ROM là gì?

Chúng ta đã hiểu rõ hơn về ROM máy tính. Vậy trên các chiếc điện thoại thông minh có bộ nhớ ROM hay không? Nếu có thì ROM là gì? ROM điện thoại có khác với ROM máy tính hay không? Các câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Thực ra trên điện thoại có chứa bộ nhớ ROM. Như chúng ta đã biết, theo quy ước chung, ROM (Read Only Memory) là bộ nhớ chỉ đọc, dữ liệu trên ROM không mất đi khi ngắt nguồn điện. Những chiếc điện thoại phím đã sử dụng bộ nhớ ROM làm bộ nhớ lưu trữ bên trong của chiếc điện thoại đó.

ROM trên điện thoại là gì?

ROM là gì trên điện thoại?

Từ ngày có sự ra đời của điện thoại thông minh, kéo theo sự xuất hiện của một vài điều mới về ROM bạn cần biết. Trên smartphone, ROM có thể hiểu như là phân vùng bí mật để lưu trữ hệ điều hành, người dùng không thể ghi lên ROM, nhưng hệ thống có thể ghi đè lên ROM khi cập nhật.

Các thông số kỹ thuật của điện thoại nhiều khi ít nhắc đến ROM mà chỉ có đề cập đến RAM là nhiều hơn. Trên thực tế, đôi khi bộ nhớ RAM của điện thoại đã bị cắt một phần để làm ROM. Ví dụ chiếc điện thoại Samsung mình đang dùng có thông số RAM là 16GB, nhưng dung lượng dành cho hệ thống đã chiếm mất khoảng 4GB, mình chỉ còn 12GB RAM trống.

5. ROM điện thoại khác ROM máy tính như thế nào?

Với người dùng Android, đôi khi chúng ta sẽ được nghe lời khuyên rằng “ Hãy đi up ROM để máy chạy mượt mà hơn.” 

Thông tin khá thú vị từ dienmayxanh.com cho biết, ROM còn có thể hiểu là một phiên bản của hệ điều hành dành cho thiết bị chạy Android. ROM bao gồm toàn bộ hệ điều hành cũng như các tùy chỉnh khác. ROM sẽ được up bằng công cụ trên Laptop hoặc thông qua trình khôi phục của mỗi máy.

Android ROM là gì?

Android ROM là gì?

Như chúng ta đã biết, Android và một hệ điều hành điện thoại có mã nguồn mở. Khi Google hoàn tất mỗi một phiên bản Android, họ sẽ công bố rộng rãi bộ mã nguồn chính thức. Các nhà phát triển và cung cấp khác sẽ sử dụng bộ mã nguồn này, tùy chỉnh và thêm vào đó 1 số thành phần nhất định. Những phần mềm, hệ điều hành như vậy được gọi là ROM.

Hệ điều hành đi kèm với máy bán ra chính thức được gọi là ROM gốc, hay ROM Stock, trong khi đó các bản ROM được xào nấu, tùy biến lại sẽ được gọi là ROM cook.

6. Sự khác biệt giữa RAM và ROM là gì?

6.1 Trước hết, hãy xem RAM là gì?

RAM là bộ phận quan trọng của máy tính. Việc truy xuất, khởi chạy của máy nhanh hay chậm tùy thuộc độ lớn của RAM. Được biết, RAM là bộ nhớ nhanh nhất của máy nhưng chỉ là bộ nhớ khả biến mà thôi, có nghĩa là sau khi tắt máy hay máy đột ngột mất điện thì bộ nhớ RAM sẽ không lưu lại bất cứ dữ liệu nào.

Ram là gì?

Hình ảnh minh họa RAM là gì?

6.2 Phân biệt chi tiết RAM và ROM

Hãy cùng Totvadep.com phân biệt RAM và ROM qua bảng bên dưới:

TIÊU CHÍ PHÂN BIỆT

RAM

ROM

Hình dạng bộ nhớ

RAM là một chip mỏng hình chữ nhật được lắp vào một khe cắm trên bo mạch chủ.

RAM thường lớn hơn ROM.

ROM là một ổ đĩa quang bằng băng từ.

Khả năng lưu trữ dữ liệu

(Loại bộ nhớ)

Bộ nhớ khả biến, cần được cung cấp điện năng để duy trì khả năng lưu trữ dữ liệu, mất điện dữ liệu sẽ bị mất. Bộ nhớ điện tĩnh (bất biến) có thể lưu trữ thông tin cả khi tắt máy tính, mất điện.

Cách thức sử dụng

RAM được sử dụng trong hoạt động bình thường của máy tính sau khi khởi động và nạp hệ điều hành.

Có thể phục hồi hoặc thay đổi dữ liệu được lưu trữ trong RAM.

ROM được sử dụng chủ yếu trong quá trình khởi động máy tính.

Dữ liệu trong ROM chỉ có thể đọc, nhưng không sửa hoặc thay đổi được, đó là lý do vì sao nó được gọi là ‘bộ nhớ chỉ đọc’.

Tốc độ xử lý

Quá trình ghi dữ liệu vào RAM nhanh.

Tốc độ truy cập dữ liệu nhanh.

Quá trình ghi dữ liệu vào ROM chậm.

Tốc độ truy cập dữ liệu chậm.

Đặc điểm

Dễ dàng truy cập, thay đổi hoặc lập trình lại thông tin được lưu trữ trong RAM. Khó khăn khi muốn thay đổi, lập trình lại thông tin được lưu trên ROM.

Dung lượng lưu trữ

Một chip RAM có thể lưu trữ nhiều gigabyte (GB) dữ liệu, từ 1GB đến 256 GB cho mỗi chip. Một chip ROM lưu trữ được vài megabyte (MB) dữ liệu, thường là 4MB hoặc 8 MB cho mỗi chip.

Điểm nổi bật/ đặc trưng của bộ nhớ

Ghi dữ liệu trong bộ nhớ RAM cũng dễ dàng hơn bộ nhớ ROM.

Thông tin trong ROM vô cùng quan trọng với máy tính và tồn tại vĩnh viễn.

Phân biệt RAM ROM là gì?

Cách phân biệt RAM ROM là gì?

Có thể thấy, tuy bộ nhớ ROM và RAM có những thông số và tiêu chí phân biệt khác nhau. Song, cả hai loại bộ nhớ đều có vai trò quan trọng nhất định đối với các thiết bị điện tử. 

Kết luận

Bạn vừa đọc xong bài viết “ROM là gì? ROM điện thoại là gì? Phân biệt ROM và RAM”. Chúng tôi tin rằng bạn đã hiểu rõ ROM là gì? Bạn cũng đã hiểu sự khác biệt giữa ROM máy tính và ROM trên điện thoại như thế nào. Đồng thời, biết cách phân biệt RAM và ROM. Hy vọng thông tin bài viết hữu ích đến bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. 

>>> Xem thêm: XML là gì? Hướng dẫn 4 cách đọc file XML đơn giản nhất

Previous articleFancy là gì? I am so Fancy là gì?
Next articlePoster là gì? 5 bí quyết để tạo nên Poster lý tưởng
Xin chào! Tên tôi là Hana, một cô gái đam mê làm đẹp, thích tìm hiểu các lĩnh vực về tài chính, doanh nghiệp, và các kiến thức về kỹ năng, xã hội. Đặc biệt là tôi yêu thích viết lách và muốn chia sẻ các trải nghiệm và những kiến thức và kinh nghiệm của mình với tất cả mọi người. Rất mong những bài viết của tôi có thể giúp ích tới các anh chị em và các bạn. Cảm ơn đọc bài của tôi! Trong quá trình viết bài, nếu tôi có sai sót thì tôi rất mong được các bạn nhận xét, góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn! Thân ái!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here