Scrum là gì? 7 lý do nên dùng Scrum

Đối với các công ty phần mềm trên thế giới và tại Việt Nam, phương pháp Agile và quy trình Scrum dường như đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, đối với người mới vào ngành IT và cả những người làm việc ở các lĩnh vực khác thì đây có vẻ là khái niệm mới lạ.

Vậy trong bài viết này, chúng ta sẽ biến thuật ngữ Scrum trở nên quen thuộc hơn thông qua tìm câu trả lời cho Scrum là gì? 7 lý do nên sử dụng scrum là gì? bạn nhé.

Khái niệm scrum và Agile thường được đi kèm với nhau, chúng còn được giới IT hết lòng ca ngợi. Để hiểu được scrum là gì, việc đầu tiên chúng ta cần biết Agile là gì. Totvadep.com sẽ cung cấp những điều cơ bản nhất về Agile để đảm bảo bạn có khái niệm về Agile trước. Phần còn lại của bài viết, chúng tôi sẽ nỗ lực tập trung sâu vào scrum. Mời bạn bắt đầu nào.

1. Agile là gì?

Agile là một phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt giúp đưa ra một hướng tiếp cận cụ thể cho việc quản lý dự án phần mềm. Nó gồm một quá trình làm việc tương tác và tích hợp để có thể đưa sản phẩm đến tay khách hàng càng nhanh càng tốt.

Agile Scrum là gì?

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Bản tuyên ngôn Agile năm 2001

Manifesto for Agile Software Development – tạm dịch là Bản tuyên ngôn phát triển phần mềm linh hoạt và gọi tắt  bản tuyên ngôn Agile (Agile Manifesto) đã ra đời vào năm 2001.

Bản tuyên ngôn này được thống nhất bởi một nhóm chuyên gia phát triển công nghệ phần mềm uy tín với nội dung cốt lõi như sau:

Tuyên ngôn Phát triển phần mềm linh hoạt

Chúng tôi đã phát hiện ra cách phát triển phần mềm tốt hơn bằng cách thực hiện nó và giúp đỡ người khác thực hiện. Qua những công việc này chúng tôi đã đi đến kết luận:

  • Individuals and interactions over processes and tools: Cá nhân và sự tương tác hơn là quy trình và công cụ
  • Working software over comprehensive documentation: Phần mềm chạy tốt hơn là tài liệu đầy đủ
  • Customer collaboration over contract negotiation: Cộng tác với khách hàng hơn là đàm phán hợp đồng
  • Responding to change over following a plan: Phản hồi với sự thay đổi hơn là bám theo kế hoạch

Mặc dù các điều bên phải còn giá trị, nhưng chúng tôi đánh giá cao hơn các mục ở bên trái.

Đừng nhầm lẫn Scrum với Agile, Scrum được xem là một Framework phổ biến nhất dùng để thực thi Agile. Scrum không phải là framework duy nhất bởi vì cũng có rất nhiều Framework khác cũng có thể dùng để thực thi Agile như Kanban chẳng hạn.

2. Scrum là gì?

Scrum là một Framework về quy trình và quản lý giúp giải quyết các vấn đề phức tạp khi phát triển phần mềm, nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả, sáng tạo. 

Scrum là một framework nhằm đơn giản mọi thứ giúp việc phối hợp giữa các thành viên trong team phát triển đạt hiệu quả cao nhất khi thực hiện các dự án phức tạp và tạo được các sản phẩm đạt giá trị cao nhất có thể.

Cách nhìn tổng quát về scrum

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Vì scrum là một quy trình phát triển phần mềm theo phương pháp Agile nên nó tuân thủ các nguyên tắc của tuyên ngôn Agile.

3. Mình nói gì khi mình nói về Scrum?

Nhắc đến Scrum là nhắc đến:

  • Sự Nhẹ nhàng
  • Tính Dễ hiểu
  • Nhưng khó để quản lý và làm chủ

Với Scrum, sản phẩm được xây dựng trên 1 chuỗi các quy trình lặp lại (gọi là Sprint). Các sprint diễn ra đều đặn, mỗi một sprint là cơ hội để học hỏi điều chỉnh nhằm đạt được sự phù hợp và kết quả tốt nhất.

4. Ba giá trị cốt lõi của scrum là gì?

Được ví như chiếc kiềng 3 chân giúp scrum đứng vững, Scrum có 3 giá trị cốt lõi tạo thành một mô hình quản lý tiến trình thực nghiệm gồm: sự minh bạch (transparency), kiểm tra (inspection) và thích nghi (adaptation).

4.1 Minh bạch

Minh bạch là yếu tố đầu tiên khi muốn áp dụng thành công Scrum. Cụ thể, các thông tin liên quan đến quá trình phải minh bạch và thông suốt. Các thông tin này có thể là  yêu cầu của khách hàng, tầm nhìn của sản phẩm, tiến độ công việc, các rào cản khác, v.v…

Từ đó mọi thành viên ở vai trò khác nhau có đầy đủ thông tin cần có để tiến hành quyết định trong việc nâng cao hiệu quả công việc.

4.2 Kiểm tra

Phải thường xuyên kiểm tra các hoạt động trong Scrum và tiến độ đến đích để phát hiện các bất thường không theo ý muốn. 

Scrum framework là gì?

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Tần suất kiểm tra không cần thiết quá dày để khỏi ảnh hưởng đến công việc. Công tác kiểm tra khi được thực hiện bởi người có kĩ năng tại các điểm quan trọng của công việc sẽ giúp cải tiến liên tục trong Scrum.

4.3 Thích nghi

Scrum mang lợi thế là tính linh hoạt rất cao, nhờ đó mang lại tính thích nghi cao. Dựa vào thông tin liên tục và minh bạch từ quá trình kiểm tra và làm việc, Scrum có thể cho lại các thay đổi tích cực, nhờ đó mang lại thành công cho dự án.

5. Vai trò của Scrum là gì?

Một nhóm phát triển Scrum thì sẽ có những thành phần hơi khác biệt so với mô hình truyền thống Waterfall, với 3 vai trò sau:

  • Product Owner: Nhiệm vụ của Product Owner là đảm bảo việc quản lý những công việc còn tồn đọng (Product backlog) của việc phát triển sản phẩm phần mềm.
  • Scrum Master: Sẽ chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch để phân công công việc, sắp xếp thứ tự ưu tiên giải quyết những công việc tồn đọng nào có trong Backlog trước, tổ chức các buổi họp với Product Owner để theo dõi tình hình và nắm thông tin cần thiết.
  • Development Team: là những lập trình viên sẽ tham gia vào việc phát triển từng tính năng cụ thể. Các lập trình viên này có thể sẽ có kỹ năng khác nhau và một số sẽ giỏi về những kỹ năng nhất định. Và bởi vì nhóm phát triển Scrum là đa chức năng, nên “Development Team” sẽ bao gồm Testers, Designers, và Ops Engineers.

5. Bốn cuộc họp quan trọng là gì?

Khi áp dụng Scrum, có 4 cuộc họp (Meetings or Ceremonies) quan trọng tạo nên cấu trúc trong mỗi Sprint như sau:

  • Sprint planning: Cuộc họp lên kế hoạch của đội dự án, nhằm xác định những gì cần hoàn thành trong Spring sắp tới.
  • Daily stand-up: Cũng được biết đến như “Daily Scrum”, một cuộc họp nhỏ 15 phút mỗi ngày để trao đổi công việc giữa đội phát triển.
  • Sprint demo: Một cuộc họp chia sẻ, nơi mà các thành viên chỉ ra những gì họ đã làm được trong Sprint đó
  • Sprint retrospective: Sự đánh giá, nhìn lại những điều đã làm được và chưa làm được của Sprint hiện tại, và đưa ra giải pháp hành động cho Sprint tiếp theo được tốt và hoàn thiện hơn.

6. Liệt kê 7 lý do nên sử dụng Scrum là gì?

  •  Scrum cho phép việc tự do triển khai: Scrum là một khung xác định một tập hợp các vai trò, đồ tạo tác và sự kiện, cũng như một số quy tắc giữa chúng. Trong khuôn khổ này, một số kỹ thuật, công cụ và quy trình có thể được tự do sử dụng.

  • Scrum dễ học và dễ sử dụng: Scrum cũng đã có hẳn một định nghĩa riêng cũng như hướng dẫn quy trình sử dụng đúng cách

  • Scrum chấp nhận sự thay đổi

  • Scrum làm giảm rủi ro khi xây dựng sản phẩm

  • Scrum tối ưu hóa hiệu quả và nỗ lực của đội phát triển

  • Scrum nỗ lực cho phép khách hàng sử dụng sản phẩm sớm nhất có thể

  • Scrum không ngừng cải tiến

Kết luận

Qua bài viết Scrum là gì? 7 lý do nên dùng Scrum, Totvadep.com đã cùng bạn tìm hiểu về Agile và Scrum là gì. Scrum cũng có các tiện ích nhất định để giải thích lý do nên sử dụng nó. Đây chỉ là những thông tin cơ bản nhất, chúng tôi hy vọng nó hữu ích bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Chúc bạn thành công!

>>> Xem thêm: Front End là gì? Góc nhìn mới về Front End 2020 tại đây

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết dưới đây để có cách nhìn tổng quát và sâu sắc hơn về Agile và framework scrum tại các bài viết dưới đây bạn nhé:

  • Agile Manifesto: cơ bản về Agile, tuyên ngôn Agile cho người mới bắt đầu
  • Scrum.org: đầy đủ kiến thức cơ bản, nâng cao về Scrum và các chứng chỉ Scrum tại đây.
  • Agile là gì? Scrum là gì? Các công cụ quản lý dự án theo Agile mà bạn nên biết
  • 7 reasons to use Scrum in project development
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *