Stakeholder là gì? Tầm quan trọng của Stakeholder

Stakeholders là gì? Stakeholder là một người hoặc một nhóm người liên quan đến một tổ chức doanh nghiệp ví dụ như nhân viên, khách hàng hoặc công dân có liên quan đến một dự án, tổ chức, xã hội, v.v. 

Có một hay nhiều cách để xác định Stakeholders? Một dự án được đánh giá là thành công khi tất cả các Stakeholders đều cảm thấy hài lòng đúng không? Nếu bạn chưa có câu trả lời thì trong bài viết này, Totvadep.com sẽ giúp bạn tìm hiểu 360 độ về Stakeholders và trả lời được những câu hỏi trên nhé!

1. Stakeholder nghĩa là gì?

Khái niệm Stakeholders có nghĩa là Các bên liên quan mật thiết.

Theo Viện Quản lý Dự án (PMI),Các bên liên quan (stakeholders) là cá nhân, nhóm hoặc tổ chức có thể ảnh hưởng, bị ảnh hưởng hoặc nhận thấy bản thân bị ảnh hưởng bởi quyết định, hoạt động hoặc kết quả của dự án, chương trình hoặc danh mục.

Stakeholder là thuật ngữ dùng để chỉ các cá nhân, nhóm, tổ chức có mối quan hệ liên quan mật thiết với doanh nghiệp, đặc biệt trong các dự án. Đây là đối tượng có sự quan tâm, có thể chia sẻ về nguồn lực, có thể tác động và/hoặc đồng thời chịu các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động doanh nghiệp về chiến lược, kế hoạch, hoạt động kinh doanh,v.v.

What is Stakeholder?

What is Stakeholder?

Đây cũng là nhóm đối tượng có khả năng ảnh hưởng hoặc quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Hay nói một cách đơn giản, Stakeholders là những bên liên quan mật thiết của một dự án hay tổ chức doanh nghiệp nào đó. Họ là những người quan tâm, chia sẻ nguồn lực, có tác động tới doanh nghiệp trong các chiến lược, kế hoạch, các hoạt động kinh doanh và có thể  quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng chịu tác động trực tiếp  hoặc gián tiếp bởi doanh nghiệp.

2. Phân loại Stakeholder là gì?

Sau khi hiểu về khái niệm stakeholder là gì, chúng ta tiến hành phân tích sâu hơn về các Stakeholders. Tùy vào khía cạnh hoặc mức độ liên quan của Stakeholders với doanh nghiệp mà ta có những dạng Stakeholders khác nhau. Dựa trên khía cạnh liên quan, Stakeholders được chia ra làm 2 loại là Stakeholder nội bộ và Stakeholder bên ngoài.

Stakeholder nội bộ là những cá nhân có lợi ích trong một doanh nghiệp thông qua mối quan hệ trực tiếp như có việc làm, quyền sở hữu, cổ phần, hoặc một khoảng đầu tư trong doanh nghiệp đó. 

Ngược lại, các Stakeholders bên ngoài là những cá nhân không có bất kỳ mối quan hệ trực tiếp nào nhưng lại có thể gây ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng bởi doanh nghiệp theo một cách nào đó bởi các hành động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó.

phan biet Stakeholder

Phân biệt Stakeholder nội bộ và bên ngoài (Nguồn: Internet)

Nhìn vào hình trên, ta thấy 2 loại Stakeholders khác biệt khá rõ ràng

  •  Stakeholder nội bộ: Nhân viên công ty, quản lý doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng là một ví dụ điển hình cho Stakeholder nội bộ vì họ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. 

Ví dụ: nếu một nhà đầu tư quyết định đầu tư hơn 100 triệu đồng vào một công ty bắt đầu khởi nghiệp về giáo dục để đổi lấy 15% cổ phần thì nhà đầu tư đó sẽ trở thành một Stakeholder nội bộ của công ty đó. Lợi nhuận của nguồn đầu tư đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự thành công hay thất bại của công ty.

  •  Stakeholder bên ngoài: bao gồm những chủ thể liên quan gián tiếp như khách hàng, nhà cung ứng, chính phủ, xã hội, cổ đông,….

Những Stakeholder bên ngoài là những chủ thể không có mối liên hệ trực tiếp với một doanh nghiệp. Thay vào đó, các Stakeholders này thường là một người hoặc nhóm hoặc tổ chức chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của một doanh nghiệp nào đó. 

Ví dụ:Khi một doanh nghiệp gặp khó khăn về việc sản xuất ra một mặt hàng nào đó, lượng cung không đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, có thể dẫn đến việc khách hàng thiếu nguồn cung hàng hóa ảnh hưởng đời sống, hoặc ở một diễn biến khác là giá hàng hóa đó tăng cao. Do đó, khách hàng là một stakeholder bên ngoài vì họ chịu ảnh hưởng bởi sự tăng giá này.

Song không phải lúc nào stakeholder cũng bị ảnh hưởng một chiều từ phía doanh nghiệp. Đôi khi những stakeholders bên ngoài này cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến một doanh nghiệp nhưng không nhất thiết phải trực tiếp liên quan đến doanh nghiệp đó. Ví dụ điển hình nhất của điều này là chính phủ bởi vì mỗi khi chính phủ thay đổi bất kỳ một chính sách nào thì đều sẽ gây ra một ảnh hưởng từ nhỏ đến lớn lên việc hoạt động của một doanh nghiệp.

3. Phân loại Stakeholders theo mô hình 5 áp lực của M.E Porter

Trong bài viết về mô hình 5 áp lực của M-Porter, Stakeholder đã được nhận định là một áp lực có tác động tới toàn bộ các doanh nghiệp trong một ngành bất kỳ.

mo-hinh-5-ap-luc-anh-huong-stakeholder

Mô hình 5 áp lực của M.E Porter (Nguồn: Internet)

Nói tóm lại, thông thường các bên liên quan mật thiết trong doanh nghiệp được chia thành các nhóm sau:

  1. Trong nội bộ doanh nghiệp: Người lao động, ban quản lý, HĐQT, ban quản lý …
  2. Các bên liên quan có quan hệ trực tiếp (đối tác): Cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, nhà tài trợ, chủ nợ…
  3. Các tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp: Chính phủ, các hiệp hội, cộng đồng, các tổ chức quan trọng (Pressure Group)…

4. Phân tích tầm quan trọng của Stakeholder

4.1 Tầm quan trọng của Stakeholder là gì?

Stakeholders trong từng dự án khác nhau có vai trò không giống nhau bởi nó phụ thuộc vào chức danh, trách nhiệm của mỗi bên khi tham gia vào dự án. Sự tham gia tích cực của Stakeholder là rất quan trọng đối với sự thành công của mỗi dự án. Nếu không có sự hợp tác của các Stakeholders thì dự án rất khó có thể hoạt động tốt và phát triển bền vững.

Việc vận hành bất cứ một tổ chức doanh nghiệp hay triển khai một dự án bất kì, sẽ có những người giữ vai trò cốt lõi, người chủ vận hành, người quản lý trực tiếp, các nhà đầu tư,… Từ khi bắt đầu khởi sự doanh nghiệp hay dự án cho đến khi kết thúc dự án, đều cần sự hợp tác vận hành và đầu tư của các Stakeholders. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp, dự án được hoạt động tốt nhất, kết quả đạt được khả quan và rủi ro được giảm thiểu.

Vai trò của Stakeholders là gì

Stakeholder Management là gì? (Nguồn ảnh: Internet)

4.2 Vai trò của các Stakeholder là gì?

Stakeholders đóng vai trò của các bên liên quan trên một dự án được xác định bởi Giám đốc dự ánchính các bên liên quan. Các bên liên quan (Stakeholders) nên can thiệp vào việc lập kế hoạch dự án và quản lý bằng cách tham gia vào:

  • Tạo ra điều lệ dự án và tuyên bố phạm vi dự án
  • Xây dựng kế hoạch quản lý dự án
  • Phê duyệt thay đổi dự án và có thể nằm trong ban kiểm soát thay đổi (Change Control Board – CCB)
  • Xác định các ràng buộc và giả định
  • Xác định yêu cầu
  • Quản lý rủi ro

5. Mở rộng các khái niệm quan trọng khác về Stakeholder

Dưới đây, bài viết xin mở rộng thêm 3 khái niệm xoay quanh Stakeholders bao gồm: Stakeholder theory, Multi-stakeholder và Stakeholder Analysis.

5.1 Stakeholder theory là gì?

Stakeholder theory là một quan điểm của chủ nghĩa tư bản nhấn mạnh về mối quan hệ liên kết giữa một doanh nghiệp với tất cả khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, nhà đầu tư, cộng đồng, và những người khác có cổ phần của doanh nghiệp đó. Học thuyết này cho rằng bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên nhắm đến việc tạo ra giá trị cho tất cả các stakeholder chứ không chỉ cho các cổ đông của mình.

stakeholder-theory-la-gi
Hình ảnh minh họa Stakeholder theory là gì? (Nguồn: Internet)

Học thuyết này đã trở thành một yếu tố quan trọng trong các nghiên cứu về đạo đức kinh doanh và đã trở thành một nền tảng cho các nghiên cứu và phát triển sau này của nhiều bài nghiên cứu của nhiều học giả.

Các học giả trên khắp thế giới tiếp tục đặt nghi vấn về tính bền vững của việc tập trung vào lợi ích của các cổ đông như là mục tiêu cơ bản nhất của việc kinh doanh. Từ đó, các học thuyết nổi bật khác về vấn đề này bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980.

Tóm lại, đây là một khái niệm về đạo đức kinh doanh và quản trị doanh nghiệp nhằm đề cập đến các giá trị đạo đức và nguyên tắc trong việc quản trị một doanh nghiệp hoặc bất kỳ một tổ chức nào khác.

5.2 Multi-stakeholder là gì?

Multi-stakeholder là một dạng khung hay cấu trúc của một tổ chức dựa trên quy trình quản trị đa thành phần (nhiều stakeholders) hoặc quá trình hoạch định chính sách. Mô hình này có mục đích khuyến khích sự tham gia của các stakeholders chính như các doanh nghiệp, xã hội, dân sự, chính phủ, tổ chức nghiên cứu và tổ chức phi chính phủ để hợp tác và tham gia đối thoại, ra quyết định và thực hiện các giải pháp cho các vấn đề hoặc mục tiêu chung của các stakeholders.

Multi stakeholder là gì

Stakeholder trong Marketing là gì? (Nguồn ảnh: Internet)

5.3 Stakeholder Analysis là gì?

Stakeholder Analysis có nghĩa là quá trình phân tích các Stakeholders. Đâylà một quá trình gồm xác định các stakeholder trước khi bắt đầu dự án với mục đích: chia các stakeholder thành từng nhóm dựa theo mức độ tham gia, mức độ quan tâm và tầm ảnh hưởng của họ lên dự án và xác định cách tốt nhất để các nhóm stakeholders này có thể làm việc và giao tiếp với nhau hiệu quả xuyên suốt dự án đó.

Phan Tich Stakeholders

Stakeholder và Shareholder là gì? (Nguồn: GoLearnSixSigma.com)

Kết luận

Tóm lại, Stakeholders là những cá nhân hay chủ thể có liên quan mật thiết đến doanh nghiệp, họ tác động đến doanh nghiệp và cũng chịu ảnh hưởng bởi sự thành bài của doanh nghiệp. Totvadep.com hy vọng đã giúp bạn giải đáp được những câu hỏi và thắc mắc ban đầu. Chúc bạn vui khỏe!

>>> Xem thêm: Bạn có thể xem thêm các định nghĩa về Stakeholder Theory tại đây

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *