Stem là gì? Sự cần thiết của giáo dục Stem trong thời đại 4.0

Phương pháp giáo dục STEM đã xuất hiện ở nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 2012, nhiều tổ chức giáo dục tư thục có các sáng kiến ​​giáo dục STEM.

Vậy Stem là gì? Các thế mạnh vượt trội của Stem là gì? Cách giáo dục theo từng cấp học của STEM là như thế nào? Bạn phải làm gì để ứng dụng phương pháp Stem trong cách dạy trẻ mỗi ngày? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Stem là gì?

STEM là mô hình giáo dục kết hợp 4 khía cạnh chính trong cuộc sống: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. STEM (trước đây SMET) là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành học về Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học).

Khái niệm Stem là gì?

2. Giáo dục Stem là gì?

Giáo dục STEM là một chương trình giảng dạy tiên tiến, dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

Điểm đặc biệt của Giáo dục Stem chính là: Thay vì dạy bốn môn học trên như các học phần rời rạc và tách biệt, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập  có sự gắn kết kiến thức với nhau và  dựa trên các ứng dụng thực tế.

Giáo dục Stem là gì?

Theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) như vậy, học sinh chẳng những hiểu về các nguyên lý cơ bản mà còn có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. 

Phải nhấn mạnh rằng, giáo dục STEM không hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên.

Mục tiêu cốt lõi của giáo dục Stem chủ yếu là trang bị cho học sinh kiến thức cần biết, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ  4.0 hiện đại ngày nay.

3. Giáo dục Stem xóa bỏ khoảng cách giữa Hàn lâm và thực tiễn

Theo Hiệp hội các Giáo viên dạy khoa học Mỹ-NSTA, Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học. Trong đó, các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực. 

Theo phương pháp học này, học sinh cần áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu. Từ đó, người học phát triển toàn diện các năng lực của bản thân và có khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế mới. 

Lợi ích của Giáo dục Stem là gì?

Engineers – Kỹ sư là những người “Giải quyết vấn đề”

Giáo dục STEM nhấn mạnh một giá trị rằng: một người có năng lực “Kỹ thuật” cũng chính là một người có năng lực “Giải quyết vấn đề” và quá trình “Xử lí kĩ thuật” cũng chính là quá trình “Giải quyết vấn đề”.

Kỹ sư Stem là gì?

Kỹ thuật theo phương pháp Stem là gì?

Khi học về kỹ thuật, học sinh sẽ được trang bị kiến thức để biết cách sản xuất ra đối tượng và hiểu được quy trình để làm ra nó. 

Học sinh phải có khả năng phân tích, tổng hợp để biết cách làm thế nào cân bằng các yếu tố liên quan (như khoa học, nghệ thuật, công nghệ, kỹ thuật) nhằm có được một giải pháp tốt nhất trong thiết kế và xây dựng quy trình.

Ngoài ra học sinh còn có khả năng nhận ra nhu cầu và phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật.

4. Các thế mạnh vượt trội của Stem là gì?

Có thể nói, giáo dục STEM có 3 thế mạnh lớn như sau:

4.1 Cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary)

Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng. 

Nhờ STEM kết hợp cả 4 môn học kể trên thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Do đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.

Sự tích hợp các môn học của Stem là gì?

Sự tích hợp các môn học của Stem là gì?

Điểm được đánh giá cao nhất của Giáo dục STEM chính là xóa bỏ ranh giới giữa hàn lâm và thực tiễn. Đây là phương pháp giáo dục ưu việt, đào tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao và những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ 21.

4.2 Đề cao khả năng giải quyết vấn đề

Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học.

Thế mạnh của Stem là gì?

Thế mạnh của Stem là gì?

Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra.

4.3 Phong cách học tập sáng tạo – STEM tôn trọng sự sáng tạo

Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Học sinh được trở thành những “nhà phát minh”, tự mình nghiên cứu để hiểu được thực chất kiến thức mình đã được trang bị là gì?

Stem tôn trọng sự sáng tạo

Stem tôn trọng sự sáng tạo

Bên cạnh đó, người học phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết.

5. Cách giáo dục theo từng cấp học của STEM là như thế nào?

Giáo dục định hướng STEM có thể áp dụng cho trẻ nhỏ từ tiểu học đến trung học phổ thông theo 3 cấp độ tương ứng như sau:

Ở cấp

tiểu học

  • Giáo dục STEM sẽ định hướng và tập trung vào việc giúp trẻ làm quen với các khía cạnh của cuộc sống.
  • Dựa trên môi trường sống xung quanh trẻ, kết hợp với 4 lĩnh vực STEM, giúp trẻ dần khám phá ra sự kỳ diệu của thế giới xung quanh.
  • Từ đó, kích thích sự tò mò của trẻ, giúp các con cảm thấy yêu thích và muốn tìm hiểu các lĩnh vực này.

Ở cấp Trung học cơ sở

  • Trong giai đoạn này, các khóa học sẽ có chủ đề rõ ràng hơn và tính thách thức xuất hiện.
  • Trẻ nhận thức rõ ràng hơn sự liên kết giữa 4 lĩnh vực STEM và thực tế cuộc sống.
  • Qua những hiểu biết đa dạng về STEM, trẻ có có bước đầu định hướng về cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn trong tương lai.

Ở cấp Trung học Phổ thông

  • Học sinh lúc này nhận thức rõ ràng hơn giữa 4 lĩnh vực của STEM với nhau và sự liên kết này với cuộc sống.
  • Học sinh ở cấp này cần biết cách giải quyết được các vấn đề qua các khóa học STEM thách thức nhờ kiến thức và kỹ năng đã có.
  • Học sinh dần hình thành được lộ trình nghề nghiệp của mình trong tương lai.

6. Bạn phải làm gì để ứng dụng phương pháp Stem trong cách dạy trẻ mỗi ngày?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều thầy cô và các bậc phụ huynh quan tâm. Không cần phải đưa trẻ sang du học tại Mỹ, Hà Lan,.. hay các nền giáo dục tiến tiến khác. Việc thực hiện phương pháp STEM có thể được đưa vào đời sống hàng ngày của trẻ

Hãy để STEM là một phần trong cuộc sống

Bạn có thể chỉ cho trẻ biết sự tồn tại của STEM qua những hoạt động hàng ngày. Ví dụ như hãy cho trẻ quan sát cá bơi trong hồ hoặc các sinh vật xung quanh (sinh học);

Ứng dụng Stem vào cuộc sống

Ứng dụng Stem vào cuộc sống

Khi nấu ăn thì có cách sự chuyển đổi chất như nước sôi 100 độ, nước bốc hơi hay nước đá đã đông cứng.Khi mua sắm hoặc mua kẹo, bạn có thể để trẻ tính toán các con số (toán học);

Lưu ý, nên để cho trẻ tự khám phá thế giới theo cách riêng của trẻ. Bạn chỉ nên tham gia vào quá trình đó để tạo điều kiện thuận hơn cho trẻ thôi nhé!

Đưa trẻ về với thiên nhiên

Đây là một gợi ý không bao giờ “lỗi thời”. Không có điều gì kỳ diệu bằng cách để trẻ khám phá thế giới tự nhiên, với cây cỏ hoa lá và các loài sinh vật.

Đưa trẻ về với thiên nhiên

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Bạn có thể áp dụng giáo dục STEM bằng cách để trẻ thu thập các mẫu đá, lá cây, hoa, và sinh vật,… hoặc bất cứ điều gì chúng thích. Sau đó, ngồi lại đưa ra giả thuyết, phân tích và thảo luận.

Đặt câu hỏi “What – đây là gì?”

Bạn có thể giúp trẻ bằng cách đặt câu hỏi thần thánh “WHAT- CÁI GÌ”. Câu hỏi này gợi mở rất nhiều thứ cho trẻ, giúp trẻ thoải mái và tự tin trả lời ngay cả khi chưa có câu trả lời chính xác. 

Câu thần chú dành cho người lớn chính là “ Sự tò mò của trẻ luôn là điều cần được đánh giá cao”. Hãy hỏi trẻ: “Em thấy đây là gì?” “Những con cá đang làm gì vậy?” “Em có thể nhìn thấy gì từ khu vườn này?” “Em có nghe thấy gì không?” “Em nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”

Lắng nghe sở thích của trẻ và cho trẻ thực hành

Bạn có thể tạo các bài học STEM từ sở thích của trẻ, hãy bắt đầu với sở thích của trẻ. Ví dụ: trẻ thích ô tô, bạn có thể thực hiện bài học vật lý qua tốc độ và tính ma sát. Hãy để bé thực hiện và kiểm chứng điều đó.

Thực hành Stem là gì?

Hình ảnh minh họa ứng dụng Stem là gì?

Hãy để STEM trở nên gần gũi và thú vị với trẻ. Cho nên việc thực hành luôn là điều cần thiết. Khi thao tác và tương tác trực tiếp với mọi thứ, bé sẽ dễ hiểu hơn và nhớ tốt hơn những kiến thức cần học.

Bạn có thể cho trẻ tự may đồ búp bê, tự tạo ra ngọn núi lửa bằng baking soda và giấm, cho bé lắp ghép các kệ nhỏ, tháo và lắp lại điện thoại nhỏ,… 

Kết luận

Vào năm học 2015 – 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích nội dung STEM trong chương trình giáo dục đào tạo. Chắc hẳn, bây giờ bạn đã hiểu STEM là gì? Chúng ta nên bắt đầu suy nghĩ và áp dụng một phương pháp giáo dục tiên tiến như STEM trong cuộc sống hàng ngày.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Hy vọng thông tin trong bài viết Stem là gì? hữu ích với bạn. Chúc bạn vui khỏe và thành công!

>>> Xem thêm: Fancy là gì? I am so fancy là gì? tại đây

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *