Sự phát triển thính giác của thai nhi

0
647

Khả năng lắng nghe qua thính giác của thai nhi

Hệ thính giác của con người cơ bản đã hình thành trong thời kỳ thai nhi, vì vậy, thai nhi luôn nằm trong bụng mẹ lắng nghe các loại âm thanh.

Chúng tôi đã làm một số thí nghiệm về điều này như thu âm các câu thơ, đặt gần bụng mẹ cho thai nhi nghe, kết quả cho thấy sau khi thai nhi ra đời có phản ứng rõ ràng với câu thơ trong băng ghi âm. Ngoài ra, rất ít trẻ sơ sinh do thai phụ sống gần sân bay có tiếng ồn lớn sinh ra giật mình gào khóc vì những tiếng động lớn, bởi nó đã quen nghe từ khi còn trong bụng mẹ.

Trẻ sơ sinh thường dễ nín khóc khi được mẹ dỗ dành, vì giọng mẹ là âm thanh nó đã quen nghe khi còn trong bụng.

thai nhi phat trien thinh giac nhu the nao

Sự phát triển thính giác của thai nhi

Nghiên cứu cho thấy, cơ quan phát triển nhất khi còn là bào thai là thính giác của thai nhi. Nó đã bắt đầu phát triển ngay từ khi thai nhi được bốn tuần tuổi, sang tuần thứ tám, tai ngoài đã hình thành, lúc này trung khu thần kinh thính giác của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện, nên vẫn chưa nghe được âm thanh từ thế giới bên ngoài.

Đến tuần thứ 25, hệ thống truyền âm của thai nhi đã phát triển hoàn toàn đồng thời có thể phát sinh phản ứng thính giác, lúc này thai nhi đã có đủ điều kiện để nghe thấy âm thanh.

Thực nghiệm chứng minh, âm thanh có thể xuyên qua lớp vỏ ngoài cơ thể tiến vào bên trong, hình thành sóng âm, nếu lớp cơ của thai phụ không quá dày, thai nhi bảy tháng tuổi hoàn toàn có thể nghe thấy âm thành từ bên ngoài xuyên vào tử cung.

Thính giác của thai nhi và khả năng phân biệt âm thanh

Kết quả nghiên cứu chứng minh, con bạn có khả năng phân biệt âm thanh qua thính giác của thai nhi. Thai nhi có phản ứng không giống nhau với những âm thanh khác nhau, ví dụ như có biểu hiện yêu ghét khác nhau với các loại âm nhạc khác nhau.

su phat trien thinh giac cua thai nhu

Năm 1985, Tạp chí sản phụ khoa của Mỹ có đang một bản báo cáo khoa học nhan đề dậy phản ứng giật mình của thai nhi – một phương pháp kiểm tra thần kinh trong tử cung”.

Bản báo cáo cho biết nghiên cứu này được “Ủy ban nghiên cứu loài người” phê chuẩn. Tình nguyện viên tham gia thí nghiệm là 30 thai phụ đã từng sinh con. Các nhà khoa học để họ nằm trong một căn phòng yên tĩnh và dùng máy chẩn đoán siêu âm B kiểm tra. Máy chuyển đổi đặt ở vị trí có thể nhìn thấy xương cánh tay mặt trước của thai nhi, họng nhân tạo đặt ở khu vực đầu thai nhi trên bụng mẹ.

Năm phút một lần, họng nhân tạo phát ra tiếng, mỗi lần ba giây, kích thích sóng âm như vậy 100 lần. Kết quả cho thấy, mỗi lần tiếp nhận kích thích, thai nhi đều lập tức vận động cánh tay trong khoảng thời gian 8,2 ± 2,3 giây. Lặp lại nhiều lần kích thích sóng âm với cùng một thai nhi có thể sinh ra nhiều lần phản ứng giơ cánh tay.

Các tiến sĩ y học của Học viện Y khoa thuộc Đại học Florida và Khoa phụ sản Học viện Y khoa thuộc Đại học Illinois, Chicago, Mỹ đã làm một nghiên cứu thực nghiệm về phản ứng thính giác của thai nhi đối với các kích thích âm thanh, chứng minh âm nhạc giai điệu nhẹ nhàng chậm rãi và nhạc disco tiết tấu mạnh có ảnh hưởng khác nhau đối với biến đổi của tim thai và cử động của thai nhi.

thinh giac cua thai nhi nhu the nao

Khi bị kích thích bằng nhạc disco tiết tấu mạnh, cử động của thai nhi tăng lên rõ rệt, biên độ cũng rộng hơn, lúc tiết tấu mạnh nhất còn kèm theo nhịp tim tăng nhanh và hơi thở như đang thút thít khóc. Khi bị kích thích bằng âm nhạc nhẹ nhàng, chậm rãi, số lần cử động giảm rõ rệt, nhịp tim chậm lại, thậm chí thai nhi ở trong trạng thái ngủ say.

Báo cáo này khẳng định, khi thính giác của thai nhi đã phát triển, một thai nhi khỏe mạnh có thể bị tiếng động bên ngoài cơ thể mẹ làm giật mình gây ra phản ứng trong tương ứng. Kết hợp với hiện tượng cử động cánh tay khi giật mình đột ngột do kích thích âm thanh, cho thấy thai nhi có thể nghe được tiếng động bên ngoài.

Các chuyên gia cho rằng, phương pháp dùng âm thanh khơi dậy phản ứng giật mình qua thính giác của thai nhi, là một cách định lượng phản ứng dùng để kiểm tra sự phát triển của hệ thần kinh của thai nhi.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here