NỘI DUNG TÓM TẮT
Tân ngữ là gì? Bật mí bí mật về Tân Ngữ
Tân ngữ là gì? Tân ngữ có quan trọng hay không? Có bao nhiêu dạng tân ngữ? Những điều cần thiết phải biết về Tân Ngữ là gì?
Chào mừng các bạn đến với Totvadep.com, chúng tôi là kênh thông tin cung cấp kiến thức tổng hợp cho bạn. Hôm nay, chúng ta cùng bàn về một chủ đề khá quen thuộc trong tiếng Anh để trả lời câu hỏi Tân ngữ là gì?
Các khái niệm thân thuộc trong tiếng Việt mình là chủ ngữ và vị ngữ. Khái niệm Tân ngữ bắt đầu xuất hiện khi chúng ta học ngôn ngữ thứ hai, đó là tiếng Anh? Thực ra, trong chương trình tiếng Anh phổ thông chúng ta đã được học qua về khái niệm này rồi nhưng có lẽ kiến thức còn đọng lại chưa thực sự sâu sắc. Bản thân mình cũng vậy, có thể đã biết nhưng cũng đã quên mất rồi.
Nhưng không sao, bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lại và khám phá những bí mật của Tân ngữ, giúp tiếng Anh của bạn trở nên “sắc bén” hơn.
Bài viết này sẽ đề cập ngắn gọn những nội dung cốt lõi nhất về tân ngữ, chủ yếu giúp bạn ứng dụng được vào thực tế nhé.
Tân ngữ là gì?
- Khái niệm ngắn gọn nhất
Tân ngữ trong tiếng ANh là Object. Đây là từ hoặc cụm từ đứng sau động từ chỉ hành động (action verb) để chỉ đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ.
- Diễn giải một cách dễ hiểu là gì?
Tân ngữ (còn gọi là túc từ) là thành phần thuộc vị ngữ trong câu. Tân ngữ thường đi sau động từ, liên từ hoặc giới từ, biểu đạt ý nghĩ của người hoặc vật chịu sự tác động của chủ từ.
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Wikihoidap)
Trong một câu có thể có một hoặc nhiều tân ngữ, nó có thể nằm ở giữa câu hoặc cuối câu, có thể là một từ hoặc một cụm từ.
Vậy trong câu không có tân ngữ được không?
Câu trả lời là được nhưng chỉ trong một số trường hợp nhất định thôi! Cụ thể là:
- Một số câu không cần tân ngữ cũng có nghĩa. Đó là những câu có các nội động từ (intransitive verbs – động từ không cần túc từ bổ nghĩa vẫn có nghĩa nhất định). Ví dụ như: run, sleep, cry, wait, die, fall, ect.
- Các dạng động từ còn lại cần có tân ngữ (trực tiếp hoặc cả tân ngữ gián tiếp) thì câu mới có nghĩa. Những động từ này được gọi là ngoại động từ (transitive verbs). Ví dụ như: eat (sth.), break (sth.), cut (sth.), make (sth.), send (s.o) (sth.), give (s.o) (sth.)…
Các ngoại động từ thường được sử dụng nhiều để biểu đạt ý muốn của người nó. Do vậy, ta thấy Túc từ quả thật có một vị trí quan trọng trong câu.
Phân Loại Tân Ngữ
Thông thường, Tân ngữ trong tiếng Anh được phân chia thành 2 loại: một là tân ngữ trực tiếp (direct object) và hai là tân ngữ gián tiếp (indirect object).
Tân Ngữ Trực Tiếp
Túc từ trực tiếp là người hoặc vật đầu tiên chịu tác động trực tiếp từ động từ. Tân ngữ này có thể là danh từ hoặc đại từ.
Ví dụ: He likes me.
She opens the book.
→ Cả Me và the book trong các ví dụ trên là tân ngữ trực tiếp.
Phân loại tân ngữ (Hình ảnh minh họa – Nguồn: hoidaptructuyen.vn)
Tân Ngữ Gián Tiếp
Chúng thường được đứng sau tân ngữ trực tiếp.
Ví dụ: My mother bought me a dress.
Ann gives him a book.
Cách Phân Biệt 2 Loại Tân Ngữ
Chúng tôi hiểu rằng, không ít bạn học tiếng Anh cảm thấy khó hiểu và lúng túng khi phân biệt hai loại tân ngữ này, khiến việc vận dụng, thực hành không trôi chảy, mất nhiều thời gian. Do đó, Totvadep.com trình bày các bí quyết giúp bạn phân biệt chúng hiệu quả như sau:
- Tân ngữ không bao giờ đứng một mình trong câu. Chúng luôn đi kèm với động từ, liên từ hoặc giới từ.
- Nếu câu có 2 tân ngữ, nhưng giữa 2 tân ngữ lại không có giới từ thì object nào đứng trước là tân ngữ gián tiếp. Object đứng sau là tân ngữ trực tiếp.
- Nếu trong câu có 2 tân ngữ và giữa 2 tân ngữ có giới từ như “for”, “to” thì tân ngữ đi sau giới từ là tân ngữ gián tiếp. tân ngữ đứng trước là tân ngữ trực tiếp.
Phân tích ví dụ
“My brother bought me a phone”: giữa 2 tân ngữ “me” và “a phone” không có giới từ nào nên “me” là tân ngữ gián tiếp, “a phone” là tân ngữ trực tiếp.
“My brother bought a phone for me”: giữa 2 tân ngữ “me” và “a phone” có giới từ “for” nên “me” là tân ngữ gián tiếp do đứng sau “for” còn “a phone” là tân ngữ trực tiếp.
Hình ảnh minh họa để phân tích ví dụ (Nguồn: Internet)
Bạn có biết không?
Nếu bạn phân biệt được tân ngữ trực tiếp và gián tiếp thì rất tốt. Điều này giúp kiến thức về ngữ pháp của bạn tốt hơn, bổ trợ cho phần đọc và viết tiếng Anh của bạn. Song, nếu bạn không phân biệt được chúng cũng không thành vấn đề gì trong việc nghe và nói tiếng Anh cả.
Bởi vì tiếng Anh là một ngôn ngữ thú vị, hãy để mọi thứ trở nên thật tự nhiên khi bạn nói tiếng Anh, chúng ta không cần ràng buộc quá nhiều cấu trúc và kiến thức ngữ pháp đâu bạn nhé. Như cách chúng mình nói tiếng Việt vậy đó, bạn có bao giờ nghĩ xem đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ rồi sắp xếp chúng vào câu như thế nào, xong mới nói đâu đúng không nào?
Các hình thức tân ngữ trong tiếng Anh (Forms of Object)
Tiếp theo, chúng mình tìm hiểu qua các hình thức của túc từ trong tiếng Anh nhé. Theo Language Link Academic, túc từ có các hình thức như sau
-
Danh từ (Noun)
Danh từ có thể làm tân ngữ gián tiếp hoặc trực tiếp trong câu
Lưu ý: Bao gồm cả các tính từ dùng như danh từ tập hợp (Adjective used as Noun): the rich (người giàu), the poor (người nghèo), the old (người già),…
2. Đại từ nhân xưng (Personal pronoun)
Đây là các đại từ nhân xưng nhưng chúng không được làm chủ ngữ mà chỉ được làm tân ngữ hay bổ ngữ.
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Đại từ chủ ngữ |
Đại từ tân ngữ |
I | ME |
WE | US |
YOU | YOU |
THEY | THEM |
HE | HIM |
SHE | HER |
IT | IT |
3. Động từ (Verb)
Động từ nguyên thể làm tân ngữ (to + verb)
Trong bảng là các động từ mà sau nó đòi hỏi tân ngữ là một động từ nguyên thể khác.
agree
attempt claim decide demand |
desire
expect fail forget hesitate |
intend
learn need offer hope |
plan
prepare pretend refuse seem |
strive
tend want wish |
Ví dụ: Mẹ của Anna đã hứa sẽ mua cho cô ấy một chiếc đầm nếu cô ấy đạt điểm cao, thế nên Anna “lên kế hoạch để đạt điểm cao” (Anna plans to get a good mark) vào kỳ thi sắp tới của cô ấy.
4. Động từ Verb-ing dùng làm tân ngữ (Gerund)
Trong bảng dưới đây là những động từ đòi hỏi tân ngữ theo sau nó phải là một V-ing (Danh động từ)
admit appreciate avoid can’t help delay |
resist
enjoy finish miss postpone |
quit resume suggest consider mind |
risk repeat resent deny practice recall |
6. Mệnh Đề (Clause)
Ngoài những hình thức trên, tân ngữ còn có dạng dưới một mệnh đề.
Ví dụ: Please let me know what I need to prepare.
Mệnh đề “What I need to prepare” là một dạng tân ngữ trong ví dụ này.
Hình ảnh minh họa (Nguồn: anhngumshoa.com)
Như vậy, qua các thông tin trên, bạn đọc đã biết cụ thể, chi tiết hơn về tân ngữ trong tiếng Anh. Một loại từ quan trọng trong câu, sử dụng thành thạo chúng sẽ giúp độc giả rút ngắn con đường chinh phục ngôn ngữ toàn cầu của mình.
KẾT LUẬN
Như cách chúng ta đã nhất quán ở trên, nếu bạn chắc chắn về cách phân loại các loại từ trong tiếng Anh để xác định chuẩn xác các hình thức tân ngữ thì quá tốt luôn. Bởi vì “Practise Makes Perfect” nên chúng mình rất hy vọng bạn luyện tập thường xuyên và vững kiến thức. Song, điều đó không có nghĩa là bạn phải học thuộc hết tất cả mới là perfect (theo quan điểm của tác giả Hanna).
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu cơ bản tân ngữ là gì? Cách phân biệt Túc từ trực tiếp và gián tiếp. Chẳng những thế, chúng ta còn biết các hình thức của tân ngữ. Nếu nắm chắc các kiến thức này, mình tin rằng nó sẽ giúp bạn mở mang thêm một phần kiến thức về tiếng Anh.
Nhưng bên cạnh kiến thức về “Tân ngữ”, việc tìm hiểu thêm về những từ loại khác như “đại từ”, “đại từ quan hệ”, “đại từ nhân xưng chủ ngữ và vị ngữ”, v.v.. cũng rất quan trọng đấy ạ.
Totvadep.com đã để link bên dưới để bạn tiện xem thêm, nhớ đừng bỏ qua bạn nhé!
>>> Mời Xem thêm: Đại từ nhân xưng Chủ ngữ và vị ngữ là gì tại đây
Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã dành thời gian đọc bài viết này. Chúc bạn thành công trong việc chinh phục tiếng Anh bạn nhé.