Nội dung chính
Chú ý dinh dưỡng khi thai giáo cho con tháng thứ bảy
Thai giáo cho con tháng thứ bảy các bác sĩ khuyến khích đa dạng hóa thực phẩm, ăn nhiều thực phẩm động vật, các loại đỗ và hoa quả; chọn dùng thực phẩm giàu vitamin B, vitamin C, vitamin E, vitamin B có thể thúc đẩy tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng.
Vitamin C có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cải thiện sự trao đổi chất, có tác dụng giải độc, lợi tiểu, vitamin E có thể phòng ngừa sinh non.
Ăn ít hoặc không ăn thực phẩm khó tiêu hóa, nhiều dầu mỡ, dễ đầy bụng như khoai lang, hành tây, khoai tây… Kiêng những sở thích có hại như hút thuốc, uống rượu.
Thai giáo cho con tháng thứ bảy nên vận động hợp lý
Bụng thai phụ ngày càng to, cử động đi lại ngày càng bất tiện nhưng không vì thế mà không hoạt động. Thai giáo cho con tháng thứ bảy thai phụ nên vận động nhẹ nhàng và hợp lý. Vận động có thể cung cấp đủ lượng oxy cho thai nhi, mang lại một môi trường có lợi cho sự phát triển khỏe mạnh đồng thời giúp thai phụ sau này sinh con thuận lợi.
Môn vận động phù hợp với thai phụ thời điểm này là một số môn đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ và tập thể dục dành cho thai phụ… Thời kỳ này, thai phụ có thể vừa đi bộ vừa trò chuyện và tiến hành thai giáo cho thai nhi.
Ngoài ra, thể dục dành cho thai phụ cũng là môn vận động phù hợp. Ở đây, chúng tôi giới thiệu một bài thể dục dành cho thai phụ trong giai đoạn sau của thai kỳ. Qua luyện tập, các thai phụ có thể phòng ngừa đau eo, chân do tăng cân và thay đổi trọng tâm gây ra, làm cơ thắt lưng và cơ xương chậu co giãn, chuẩn bị tốt để sắp tới thai nhi có thể thuận lợi qua đường sinh trong khi chào đời.
(1) Vận động co duỗi
Đứng thẳng, từ từ ngồi xuống, động tác không nên quá nhanh, góc độ ngồi xổm tùy vào mức độ mà thai phụ có thể làm được; hai chân ngồi xếp bằng tròn, hai cánh tay lần lượt giơ lên hạ xuống, hai cánh tay và eo duỗi sang hai bên trái phải; hai chân duỗi bằng, chân trái duỗi về phía bên trái, tay trái chạm vào chân trái, cố sức duỗi càng xa càng tốt, sau đó, chân phải duỗi về phía bên phải, tay phải chạm chân phải; ngồi thẳng, hai bắp chân đồng thời dồn về phía bụng, hai tay đặt trên hai đầu gối.
(2) Vận động tứ chi
Đứng thẳng, hai cánh tay duỗi thẳng sang hai bên, hai chân bằng vai, dùng cả cẳng chân đu đưa ra trước, ra sau vẽ thành những vòng tròn, lần lượt thay đổi biên độ lớn nhỏ; đứng vững, dùng một chân chống đỡ cả cơ thể, dùng hết sức giơ chân còn lại (chú ý: tốt nhất tay nên bám vào một vật nào đó để tránh bị ngã), sau đó đổi chân, lặp lại vài lần.
(3) Vận động xương chậu
Nằm ngửa trên giường co gối, nhấc hông lên, cố nhấc cao một chút sau đó từ từ hạ xuống.
(4) Vận động cơ bụng
Nửa nằm ngửa rồi ngồi dậy, nằm ngửa co gối, từ nằm ngửa đến hơi ngồi dậy, không ngồi dậy hẳn, động tác này tốt nhất làm theo tình trạng thể lực của thai phụ.
(5) Luyện tập cơ đáy chậu
Co 1ỗ hậu môn, âm đạo rồi thả lỏng.
Các động tác vận động trên nên lặp lại nhiều lần, mỗi lần tốt nhất tập từ 5 – 10 phút. Tự nắm rõ lượng vận động, tần suất và biên độ vận động căn cứ vào tình hình thực tế của bản thân.
Thai giáo cho con tháng thứ bảy chú ý tắm đúng cách
Giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, do ảnh hưởng của hoóc-môn trong cơ thể dẫn đến tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, tiết nhiều mồ hôi, do đó, thai phụ nên thường xuyên tắm rửa, giữ vệ sinh sạch sẽ. Thai giáo cho con tháng thứ bảy thai phụ nên tắm vòi hoa sen để giảm nguy cơ viêm nhiễm khi tắm bồn.
Nhiệt độ nước tắm phải thích họp, thông thường duy trì ở khoảng 35°C, nhiệt độ quá cao không có lợi cho thai nhi, nhiệt độ quá thấp có thể khiến thai phụ bị cảm. Ngoài ra, lúc này thai phụ vận động rất bất tiện, phải chú ý tránh trượt ngã, vì thế khi tắm tốt nhất nên có chồng ở bên cạnh.
Hơn nữa, do ảnh hưởng của hoóc-môn, chất bài tiết trong âm đạo cũng sẽ gia tăng, làm vùng kín luôn ở trạng thái ẩm ướt, gây kích thích nhất định lên da, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, do đó nên thường xuyên rửa bằng nước ấm, giữ vùng kín khô ráo sạch sẽ, tốt nhất nên mặc quần lót thông khí tốt bằng cotton.
Giấc ngủ quan trọng khi thai giáo cho con tháng thứ bảy
Bụng càng to thai phụ càng khó ngủ, đặc biệt là lần đầu mang thai, mỗi khi muốn nằm xuống nghỉ ngơi, bé yêu trong bụng sẽ cùng thay đổi tư thế hoặc tăng lượng hoạt động ảnh hưởng đến giấc ngủ của thai phụ. Một số thai phụ khó ngủ do lo lắng sắp tới kỳ sinh hoặc lo vấn đề nuôi dưỡng bé yêu trong tương lai.
Thai giáo cho con tháng thứ bảy, việc bảo đảm ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với thai phụ. Khi ngủ, thùy não (tuyến yên) của mẹ sẽ không ngừng sinh ra hoóc-môn thúc đẩy thai nhi sinh trưởng, loại hoóc-môn này không thể thiếu hụt trong quá trình lớn lên của thai nhi.
Giấc ngủ không những có thể loại bỏ cảm giác mệt mỏi về thể chất và tinh thần của thai phụ mà còn có thể tích lũy thể lực cho hoạt động ngày hôm sau, điều đó có được là nhờ tác dụng của hoóc-môn tuyến yên. Thai phụ cần phải có giấc ngủ đầy đủ hơn bình thường để tuyến yên có thể tiết ra nhiều hoóc-môn sinh trưởng hơn.
Áp dụng tư thế ngủ phù hợp là rất quan trọng. Tư thế nằm ngửa và nằm nghiêng bên phải đều có thể làm tĩnh mạch chủ dưới bị ép, giảm lưu lượng máu về tim, không có lợi cho cơ thể thai phụ và sự phát triển của thai nhi, do đó thai phụ tốt nhất nên áp dụng tư thế nằm nghiêng sang bên trái, có thể giảm nhẹ triệu chứng trên.
Thai phụ mang thai giai đoạn giữa và cuối thai kỳ đi lại hoạt động bất tiện, rất dễ mệt mỏi. Vì vậy thời gian thai giáo cho con tháng thứ bảy nên nghỉ ngơi nhiều, người xưa nói “trẻ con ngủ ngoan mới mau lớn”, khi mang thai, thai phụ ngủ ngon cũng có thể giúp thai nhi trong bụng lớn nhanh.