Nguyên tắc thai giáo dạy con từ trong bụng mẹ
Nguyên tắc thai giáo là những quy tắc bắt buộc phải tuân thủ khi tiến hành thai giáo. Nó phản ánh quy luật khách quan của thai giáo. Đồng thời cũng khái quát và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn thai giáo hàng nghìn năm nay. Xuyên suốt cả quá trình thai giáo, có tác dụng chỉ đạo vô cùng quan trọng đối với những hoạt động thai giáo cụ thể. Tự giác tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của thai giáo là tiền đề cho thành công của thai giáo.
(1) Nguyên tắc tự giác
Nguyên tắc tự giác yêu cầu thai phụ trên cơ sở nhận thức một cách chính xác ý nghĩa quan trọng của thai giáo. Chủ động học tập và vận dụng các phương pháp thai giáo, tiến hành thai giáo một cách có mục đích và có kế hoạch.
(2) Nguyên tắc kịp thời
Quá trình thai giáo dạy con từ trong bụng mẹ không thể đảo ngược. Do đó cần phải thực hiện sớm nhất có thể. Khi thời cơ thai giáo tốt nhất đã qua, cho dù chúng ta có áp dụng các biện pháp thai giáo hiệu quả đi nữa cũng khó mà bù đắp được khiếm khuyết. Thông thường, thời kỳ then chốt nhất của thai giáo là sau khi mang thai từ năm đến bảy tháng.
(3) Nguyên tắc khoa học
Căn cứ vào các lý thuyết khoa học như giáo dục học, tâm lý học, sinh lý học, khoa học sinh tốt… và quy luật cơ bản của thai giáo, lựa chọn phương pháp thai giáo phù hợp, dẫn dắt thai nhi trưởng thành thuận lợi và khỏe mạnh trong cơ thể mẹ.
(4) Nguyên tắc cá biệt
Căn cứ vào tình hình cụ thể của bản thân thai phụ và gia đình lựa chọn phương pháp phù hợp. Do các thai phụ có sự khác nhau về nhiều phương diện như trí lực, năng lực, khí chất, tính cách… Nên con đường và phương pháp thực hiện thai giáo cần được điều chỉnh tùy theo từng người. Ngoài ra, tình hình kinh tế, nền tảng văn hóa và lối sống của gia đình… cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với thai giáo. Tuân thủ nguyên tắc cá biệt có thể phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu, mang lại hiệu quả thai giáo khá tốt.
Thai giáo dạy con từ trong bụng mẹ giúp trẻ thông minh
Mọi người trong xã hội đã dần coi trọng, biết đến và vận dụng các lĩnh vực của thai giáo dạy con từ trong bụng mẹ. Như thai giáo âm nhạc, thai giáo ngôn ngữ, thai giáo vuốt ve, thai giáo ẩm thực, thai giáo môi trường… Những hình thức thai giáo này đều hàm chứa nhân tố thẩm mỹ, có nội dung và hình thức đẹp. Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ – Benjamin Bloom sau nhiều năm nghiên cứu với hơn một nghìn trẻ đã đưa ra kết luận cuối cùng: “50% trí tuệ của con người có được trước bốn tuổi, 30% có được trong thời gian từ bốn đến tám tuổi, 20% còn lại hoàn thiện sau tám tuổi”. Một phần trong 50% trí tuệ mà con người có được trước bốn tuổi là nhờ thai giáo.
Sự phát triển của khoa học hiện đại chứng minh rằng, trong thời gian mang thai nếu lặp đi lặp lại nhiều lần những kích thích tốt đối với thai nhi, có thể thúc đẩy não phát triển. Nhiều ví dụ thực tế từ trước đến nay cũng cho thấy, thai giáo vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chỉ số thông minh của con người.
Thai giáo dạy con từ trong bụng mẹ là một môn khoa học
Thai nhi luôn luôn dựa vào nhau thai để lấy chất dinh dưỡng và oxi từ máu của mẹ, sự biến đổi của hoóc-môn và các thành phần hóa học khác trong máu mẹ chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của thai nhi.
Thông thường, trong quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Thần kinh cảm giác và đặc biệt là thần kinh tiền đình phát triển khá sớm. Do thai nhi thường xuyên chịu kích thích từ sự thay đổi vị trí cơ thể trong tử cung của mẹ. Thai nhi nghe được giọng nói của mẹ sẽ cảm thấy an toàn và ở trong trạng thái hiền hòa ổn định.
Sau 24 tuần tuổi, thai nhi sẽ có phản ứng với tiếng máu chảy trong huyết quản tử cung, tiếng nhu động của ruột, tiếng ồn ào của môi trường bên ngoài, tiếng sập cửa mạnh … Bằng cách cử động nhiều hơn. Thai nhi thậm chí có thể nghe thấy những âm thanh có tần số cực cao hoặc cực thấp mà người trưởng thành không thể nghe thấy. Âm thanh tần số thấp có thể ức chế hoạt động của thai nhi, ngược lại, âm thanh tần số cao có thể làm tăng hoạt động của thai nhi. Âm nhạc có giai điệu đẹp, hài hòa khiến thai nhi cảm thấy vui vẻ.
Từ 32 tuần tuổi, khi tử cung người mẹ co bóp hoặc chịu áp lực của bên ngoài, thai nhi sẽ đạp mạnh thành tử cung để kháng cự, đồng thời có thể cảm nhận chính xác niềm vui, sự kích động, bất an, đau buồn của mẹ và nhanh chóng có những phản ứng khác nhau. Người ta phát hiện, bế trẻ sơ sinh trước ngực trái, gần vị trí trái tim người mẹ khiến trẻ có cảm giác an toàn nhất. Nguyên nhân là vì trước khi chào đời trẻ đã quen nghe tiếng đập và nhịp tim của mẹ, loại âm thanh này mang lại cho trẻ sự ấm áp, yên bình và tình yêu.
Thai giáo dạy con từ trong bụng mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thông qua môi trường bên ngoài và trạng thái tinh thần của mẹ. Vì thế nó có thể thúc đẩy sự phát triển năng lực trí tuệ của thai nhi. Khi con sợ hãi, phẫn nộ, buồn bực, đau khổ… cơ năng của thân thể, bao gồm sự bài tiết các loại hoóc môn xuất hiện những biến đổi rất lớn.
Hầu hết những biến đổi này ảnh hưởng đến thai nhi thông qua máu của cơ thể mẹ, một lượng lớn hoóc-môn từ vỏ tuyến thượng thận có thể gây trở ngại rõ rệt. Sự phân hóa và phát triển của phôi thai, gây ra dị tật sứt môi, hở hàm ếch … Thai phụ có áp lực về mặt tinh thần như đau buồn, sợ hãi, phẫn nộ, bất an … sẽ khiến chức năng hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa trong cơ thể thay đổi, làm giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, sức khỏe của mẹ bị tổn hại khiến dinh dưỡng và sự phát triển của thai nhi cũng chịu ảnh hưởng, thậm chí có thể gây sảy thai và sinh non. Chức năng huyết quản của mẹ mất cân bằng có thể dẫn đến xuất huyết tử cung, nhau thai bong sớm. Làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến thai chết lưu.
Người ta phát hiện khi tâm trạng thai phụ không tốt, tần suất, cường độ và thời gian duy trì chuyển động của thai nhi sẽ tăng lên và kéo dài, chứng tỏ thai nhi đang bất an. Tư liệu điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, tỷ lệ mắc các chứng dị tật thai nhi, bệnh thần kinh, bệnh đường tiêu hóa, bệnh tim mạch của trẻ sinh ra trong hai cuộc chiến tranh thế giới tăng cao rõ rệt. Nguyên nhân là do tâm trạng căng thẳng cao độ, cuộc sống rối ren không ổn định và chế độ dinh dưỡng không tốt của người mẹ.
Thực hiện thai giáo dạy con từ trong bụng mẹ một cách khoa học là điều vô cùng cần thiết. Thai phụ phải tạo ra một môi trường hài hòa thoải mái, tránh tiếng ồn và những tiếng động chói tai, ít đến những nơi náo nhiệt; nên thường xuyên lắng nghe những giai điệu vui tươi, đẹp đẽ; tránh không khí ô nhiễm, xóc và chấn động mạnh, ví dụ đi xe qua những con đường lồi lõm không bằng phẳng. Đồng thời, thai phụ phải giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, hướng về những điều tốt đẹp, tránh buồn rầu, lo lắng, tránh các kích thích và tổn thương tinh thần… Thai phụ có thể nghe nhạc, thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, đọc những câu chuyện nhẹ nhàng vui vẻ, nhớ lại kỉ niệm thơ ấu tươi đẹp, cố gắng để không ngừng được hưởng thụ cái đẹp, kích thích não bộ thai nhi phát triển. Đi chơi công viên, đi dạo trên cánh đồng, ngắm non xanh núi biếc… Có thể thúc đẩy thai phụ tiết ra enzyme điều tiết lượng máu chảy toàn thân. Có tác dụng hưng phấn đối với tế bào thần kinh, từ đó cải thiện tình hình cung cấp máu cho nhau thai, thúc đẩy trí tuệ và các cơ quan trong cơ thể phát triển nhanh chóng.
Sự hòa thuận của gia đình, sự quan tâm chăm sóc của người yêu, của cha mẹ. Sự giúp đỡ, hòa hợp, nhiệt tình của đồng nghiệp, hàng xóm, việc đọc sách báo. Thưởng thức về thai nghén và lâm bồn có thể tăng các kiến thức bảo vệ sức khỏe của thai phụ. Giảm sự sợ hãi của thai phụ đối với việc mang thai và sinh con. Giúp thai phụ giữ được tâm lý thoải mái, ổn định, sống có quy luật. Từ đó tạo điều kiện quan trọng cho sinh tốt. Có thể thấy, thai giáo dạy con từ trong bụng mẹ không chỉ là vấn đề riêng của người mẹ, người cha. Mà còn là trách nhiệm của cả gia đình và xã hội.