Thai giáo tháng đầu tiên cần làm gì?

0
474

1. Chuẩn bị cho thai giáo tháng đầu tiên

Sau khi kết hôn dù chưa chuẩn bị có con, người vợ trẻ có thể mang thai bất kỳ lúc nào nếu không áp dụng các biện pháp tránh thai tuyệt đối an toàn. Nếu người vợ cảm thấy cơ thể khác thường, hai vợ chồng nên chú ý đó có phải là dấu hiệu mang thai không. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, dấu hiệu thường không rõ ràng. Rất nhiều thai phụ có hiện tượng mệt mỏi và sốt, hoặc xuất hiện những thay đổi như đau bụng dưới. Tâm trạng bất an, dễ nổi giận, núm vú trở nên nhạy cảm, cứ chạm vào là đau. Không ít người hiểu nhầm sốt và mệt mỏi là do bị cảm, đau bụng dưới là biểu hiện của táo bón nên uống thuốc xổ. Thực ra, những cảm giác khác thường trên là do hoóc-môn sinh ra khi hợp tử làm tổ trong niêm mạc tử cung gây nên.

Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều phụ nữ không biết mình đã mang thai thường lo lắng vô nghĩa về những biến đổi sinh lý này. Vì vậy, phụ nữ đã kết hôn phải đặc biệt chú ý chu kỳ sinh lý của mình, phải thường xuyên đo nhiệt độ gốc. Nếu sớm xác định ngày mang thai thì có thể sớm chuẩn bị một không gian sống lý tưởng cho thai nhi trong bụng.

2. Điều chỉnh tâm trạng khi bắt đầu thai giáo tháng đầu tiên

Ở đây đã nói đến tầm quan trọng của việc giữ tâm trạng vui vẻ. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, do ảnh hưởng của phản ứng thai nghén (ốm nghén) tâm trạng thai phụ hay thất thường, không vui, tinh thần mệt mỏi, bực bội bất an… điều này bất lợi với thai nhi và bản thân thai phụ. Ở tháng đầu tiên, hợp tử vừa bám rễ vào tử cung của mẹ, còn rất yếu ớt, hình dạng chưa hoàn chỉnh của các cơ quan đã xuất hiện, phôi thai sinh trưởng với tốc độ cực kỳ mau chóng.

Đến cuối tháng thứ nhất, thể tích của phôi thai nhanh chóng tăng lên, ước tính khoảng 1cm. Lúc này, máu của mẹ đã chầm chậm chảy trong huyết quản của thai nhi, tim đã hình thành và bắt đầu làm việc, phôi thai rất dễ bị các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng, dẫn đến phát triển dị thường, thậm chí sảy thai, do đó, thai phụ phải duy trì tâm trạng thoải mái, vui vẻ.

Làm thế nào để giữ tâm trạng vui vẻ? Đầu tiên phải xác định phản ứng thai nghén (ốm nghén) không phải là bệnh, có thể dùng biện pháp chuyển sự chú ý, như cùng chồng đi xem phim, đến chơi nhà bạn bè, đi chơi công viên, ngắm cảnh để giảm nhẹ phản ứng thai nghén, để đứa con phát triển khỏe mạnh nên kiên trì ăn uống. Có thể nghe nhạc nhẹ nhàng vui vẻ, hài hước thú vị, giai điệu mượt mà để giảm tâm trạng bất an, tìm sự an ủi về mặt tinh thần.

Tiếp nữa, phụ nữ lần đầu mang thai thường phải chịu gánh nặng tâm lý, như lo lắng mang thai và cho con bú sẽ làm thay đổi vóc dáng, quá sợ hãi chuyện sinh nở, kỳ vọng quá cao về giới tính của thai nhi… lúc này, cần có những lời giải thích ân cần, kiên nhẫn của chồng, người thân, bác sĩ, kịp thời loại trừ những lo lắng không cần thiết, giúp thai phụ có thể nhận thức đúng đắn về thai nghén.

Ngoài ra, trong thời gian này người chồng nên quan tâm chăm sóc vợ, hiểu, thông cảm và nhường nhịn những nỗi phiền muộn do phản ứng thai nghén của vợ gây ra, xoa dịu về mặt tinh thần cho vợ, nỗ lực điều chỉnh hợp lý sinh hoạt hàng ngày, giúp vợ nhanh chóng vượt qua những ngày tháng đầy lo lắng.

3. Hấp thụ dinh dưỡng khi thai giáo tháng đầu tiên

Mọi người đều biết, dinh dưỡng của thai phụ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Mang thai tháng đầu tiên, vì phôi thai chỉ to khoảng l~2cm, nên chỉ cần một lượng dinh dưỡng rất nhỏ. Nhưng rất nhanh, thai nhi sẽ cần một lượng dinh dưỡng lớn hấp thu từ cơ thể mẹ để trưởng thành. Bởi thế, người mẹ phải bắt đầu hấp thụ dinh dưỡng hợp lý ngay từ tháng đầu tiên, tạo cơ sở vững chắc để thai nhi phát triển trong tương lai.

Thai giao thang dau tien can la gi

Vậy sau khi mang thai nên ăn những gì, với lượng bao nhiêu để sinh một bé yêu khỏe mạnh, thông minh? Tuy không có câu trả lời chính xác, nhưng nếu mẹ thiếu dinh dưỡng thì em bé không có đủ dinh dưỡng, nếu mẹ kén ăn, thì tình trạng dinh dưỡng của thai nhi sẽ không cân bằng. Do đó, để thai nhi trong bụng phát triển tốt, thai phụ phải cố gắng thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, tạo thói quen ăn uống cân bằng, cố gắng chế biến món ăn ngon miệng để tăng cảm giác thèm ăn.

Đầu tiên, phải đảm bảo hấp thu đủ dinh dưỡng. Khi lập thực đơn cần chú ý dinh dưỡng hợp lý và toàn diện, gồm protein, chất béo, cacbonhydrat, khoáng chất, vitamin và nước. Thai phụ có thể ăn nhiều các loại thịt, sữa, trứng và cá, bảo đảm cung cấp đủ protein chất lượng cao; tăng lượng calo nạp vào một cách hợp lý, tăng một chút so với trước khi mang thai là được, calo chủ yếu có trong chất béo và cacbonhydrat. Hấp thu khoáng chất rất quan trọng, lượng canxi thai phụ cần nhiều hơn người bình thường, nên phải ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng canxi cao như các sản phẩm từ sữa, đỗ, rau xanh, xương động vật… Sắt là nguyên tố chủ yếu để tạo máu, mỗi tháng kinh nguyệt phụ nữ đều mất sắt, vì vậy cần bổ sung sắt. Phương pháp bổ sung sắt tốt nhất là ăn nhiều thức ăn hàm lượng sắt cao như gan lợn, bò, bò, lòng dê, tiết lợn, tiết vịt, các chế phẩm từ đỗ, vừng, nấm, rong biển nâu, tảo tía, long nhãn… Kẽm có thế không thể thay thế ở các mặt như thúc đẩy phát triển, duy trì chức năng bình thường, tăng cường sức đề kháng bệnh tật…

Thực phẩm chứa nhiều kẽm có hải sản, các loại đỗ, táo, dưa, vừng, các loại rau có rễ củ… Vitamin cũng rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi, các loại sữa, đỗ, hải sản, các loại thịt, vừng, mộc nhĩ, nội tạng động vật, lạc, hồ đào… đều giàu vitamin. Axit folic giúp phòng tránh khiếm khuyết cơ quan thần kinh ở thai nhi, vì vậy nên ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic như rau xanh, cam quýt, lúa mì, các loại đỗ, ngũ cốc…

Thứ hai, phải tạo thói quen ăn uống tốt. Thói quen ăn uống tốt bảo đảm điều kiện cơ bản cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Thông thường, phải kiên trì không ngừng bổ sung đủ hoa quả và rau xanh, cấm ăn thức ăn có tính kích thích, thức ăn mặn, càng không được ăn những thực phẩm đã biến chất, chứa quá nhiều chất phụ gia hoặc bị ô nhiễm. Bữa sáng rất quan trọng, nên thai phụ không được bỏ bữa sáng.

Ăn ít nhưng nhiều lần tốt hơn ăn một lần thật nhiều thức ăn, nên phải tập thói quen ăn nhiều bữa nhỏ, tức là mỗi ngày ăn năm đến sáu bữa cơm, mỗi bữa ăn ít một chút. Mỗi ngày nên ăn đồ ăn vặt một đến hai lần như sa lát, sữa bò (mỗi ngày 300 – 500ml), sữa chua lên men, hoa quả … Ngoài ra, phải tạo thói quen uống nhiều nước, hấp thụ đủ nước rất quan trọng, các chuyên gia khuyên thai phụ mỗi ngày nên nạp vào cơ thể 1- 1,5l nước, có thể bổ sung bằng hoa quả, canh, sữa bò, trà nhạt, nước mơ, nước chanh… không uống đồ uống có chứa cồn, hạn chế uống cà phê đặc, trà đặc, coca…

4. Thai giáo tháng đầu tiên chú ý vận động hợp lý

Vận động vừa tăng cường thể chất thai phụ vừa có lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, vì vậy trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thai phụ rất cần vận động. Tùy vào tình hình thực tế của thai phụ để lựa chọn hình thức vận động phù hợp tiến hành tập luyện. Thai phụ thường xuyên tập luyện thể thao từ trước, nên sau khi mang thai nếu không có vấn đề gì đặc biệt tiếp tục tập luyện ở mức độ vừa phải, không được tập luyện quá mệt.

Chú ý không được thử những môn thể thao vận động mạnh, phải tránh bất kỳ vận động nào có thể gây tổn thương vùng bụng. Nếu thai phụ không tập luyện nhiều, thì khi mang thai tốt nhất nên chọn một số phương pháp vận động đơn giản dễ thực hiện như đi bộ, thái cực quyền, tập thể dục dành cho thai phụ…

Hình thức vận động phù hợp với thai phụ nhất là đi bộ. Nó là phương thức vận động có hiệu quả tăng cường sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Đầu tiên, đi bộ có lợi cho việc hít thở không khí trong lành, có thể nâng cao chức năng của hệ thần kinh và hệ tim phổi, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất, gia tăng hoạt động của các cơ, làm cho cơ chân, cơ thành bụng, cơ lồng ngực, cơ tim tang cường hoạt động, cũng có thể cung cấp đủ oxy cho thai nhi trong bụng phát triển.

Tiếp đó, do dung lượng của huyết quản tăng lên, máu tích tụ ở gan và tì nhập vào huyết quản, làm tăng lưu lượng máu trong động mạch và tốc độ tuần hoàn máu, mang lại tác dụng rất tốt đối với tế bào cơ thể và dinh dưỡng, đặc biệt là đối với cơ tim. Thai nhi có thể lấy các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình sinh trưởng từ máu của mẹ, do vậy, dung lượng máu lớn hơn có lợi cho thai nhi hấp thụ chất dinh dưỡng, từ đó thúc đẩy sự lớn lên của thai nhi.

Và cuối cùng, đi bộ có thể làm tăng lượng khí đi qua phổi, tạo cơ sở chắc chắn để sau này sinh nở thuận lợi. Địa điểm đi bộ tốt nhất nên chọn nơi nhiều cây cối hoa cỏ, không khí trong lành, nhiều oxi, ít bụi bặm và tiếng ồn. Chắc chắn, đó là cách điều tiết rất tốt cho cơ thể và tâm lý thai phụ.

Tập thể dục dành cho thai phụ có thể giảm nhẹ cảm giác nặng nề ở eo, loại bỏ cảm giác mệt mỏi ở chân, các khớp và cơ có quan hệ trực tiếp với luyện tập và lâm bồn như cơ eo và cơ xương chậu, chuẩn bị cho việc sinh con trong tương lai.

Khi thai phụ tập thể dục cũng là lúc thai nhi được tập luyện nên có lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của nó. Thai phụ có thể lựa chọn bài thể dục phù hợp với bản thân và tập luyện. Ở đây chúng tôi giới thiệu “bài thể dục trên giường” rất phổ biến và được nhiều thai phụ luyện tập.

Đầu tiên, ngồi tự nhiên trên giường, hai chân duỗi hình chữ  “V”, hai tay đặt trên đầu gối, thân trên nghiêng sang phải; giữ thẳng hai chân, ngón chân hướng lên trên, eo phải thẳng, mắt nhìn chân phải, đếm chậm đến mười, sau đó chuyển sang bên trái, cũng đếm đến mười rồi trở về tư thế ban đầu.

Tiếp theo, nằm ngửa trên giường, thả lỏng đầu gối, hai ban chân chạm mặt giường, ôm đầu gối phải lên sát ngực rồi trở về tư thế ban đầu. Sau đó ôm đầu gối trái lên sát ngực rồi trở về tư thế ban đầu. Tiếp theo, nằm ngửa, hai đầu gối cong lên, cánh tay đặt cạnh thân người, lăn sang trái, dùng cánh tay trái chống xuống giường, đầu nhìn về bên phải, trở lại tư thế ban đầu, sau đó lan sang phải, cánh tay phải chống xuống giường, đầu nhìn về bên trái, có thể lặp lại động tác vài lần để vận động vùng cổ và eo. Cuối cùng, quỳ trên giường, thể trọng dồn đều lên hai tay và hai đầu gối, thẳng lưng, đầu và cột sống tạo thành một đường thẳng, chầm chậm nâng đầu gối phải lên áp sát ngực, ngẩng đầu, rồi lại duỗi thẳng chân phải, sau đó đổi chân.

thai giao thang dau tien can nhung gi

Ngoài ra, thai phụ có thể dựa vào điều kiện của mình chọn tập thái cực quyền vừa có thể tu thân dưỡng tính, lại có lợi cho thai nhi phát triển.

5. Mẹ bầu không nên tắm nước nóng khi thai giáo tháng đầu tiên

Những tuần đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn phát triển của hệ thần kinh trung ương, thai nhi đặc biệt dễ bị tổn thương bởi nhiệt độ cao của cơ thể mẹ. Một nghiên cứu đã chứng minh: nhiệt độ cơ thể thai phụ cao hơn lúc bình thường 1,5°C có thể làm đình trệ sự phát triển và sinh sôi số lượng tế bào não thai nhi; cao hơn 3°C có nguy cơ giết chết tế bào não và loại tổn thương này thường không thể cứu vãn.

Vì vậy, từ khi mang thai tháng thứ nhất, thai phụ không được tiếp tục tắm nước nóng (chỉ nhiệt độ nước quá 42°C). Bởi nước quá nóng có thể làm nhiệt độ cơ thể thai phụ qua nhiệt độ bình thường. Từ đó gây ra tổn thương tế bào não của thai nhi, gây trở ngại phát triển trí tuệ cho thai nhi. Theo điều tra, tỷ lệ khiếm khuyết ống thần kinh (như thai nhi không não, cứt cột sống) của con cái những người tắm nước nóng, tắm hơi trong giai đoạn đầu thai kỳ cao gấp khoảng bốn lần người bình thường. Do đó, để phòng tránh nguy cơ này, giảm số trẻ em dị tật và trí tuệ kém, thai phụ không nên tắm nước quá nóng. Thông thường, nhiệt độ tốt nhất ở khoảng 35°C – 37°C, nên tắm vòi hoa sen.

Ngoài ra khi tắm, không được xoa quá mạnh những bộ phận như bụng, dễ gây sảy thai; phải chú ý rửa sạch bộ phận hội âm và không dùng sữa tắm có thành phần hóa học, vì thành phần hóa học trong một số loại sữa tắm gây tác hại rất lớn cho thai nhi, nên sử dụng sữa tắm thiên nhiên không chứa chất kích thích.

6. Giấc ngủ trong thai giáo tháng đầu tiên

Sau khi mang thai, để tạo môi trường tốt cho thai nhi phát triển, thai phụ nên ngủ đủ. Nên ngủ nhiều hơn bình thường một chút, mỗi đêm ngủ ít nhất từ tám đến chín tiếng, buổi trưa nên ngủ một giấc ngắn. Giai đoạn đầu thai kỳ, cơ thể thai phụ không có nhiều biến đổi, lúc này thai nhi vẫn phát triển trong khoang xương chậu của mẹ, lực ép trực tiếp không quá lớn nên không cần quá chú trọng tư thế ngủ, thai phụ có thể tùy ý chọn tư thế ngủ thoải mái, như nằm ngửa, nằm nghiêng…

Điều cần chú ý là phải tập thói quen ngủ khoa học, ngủ sớm dậy sớm, không thức đêm để bảo đảm sức khỏe đồng thời phải thay đổi tư thế ngủ không tốt trước nay của mình như nằm sấp hoặc ôm một đồ vật gì đó ngủ, bởi tư thế ngủ này có thể tạo áp lực lên bụng, gây trở ngại sự phát triển của thai nhi. Thông thường, mang thai tháng thứ nhất rất khó phát hiện, do vậy, tốt nhất trước khi lên kế hoạch mang thai phải tập thói quen ngủ khoa học.

7. Những điều người chồng cần làm khi vợ bước vào thai giáo tháng đầu tiên

Chồng phải quan tâm chăm sóc vợ. Lúc này, vợ không thể nhanh chóng thích ứng với các biến đổi do thai nghén mang lại, tâm trạng có nhiều thay đổi, vì vậy, người chồng càng phải yêu thương bảo vệ, thông cảm cho vợ hơn trước, bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho vợ, đưa vợ đi bệnh viện kiểm tra, thường xuyên cùng vợ đi bộ, tạo môi trường tốt cho vợ, giúp vợ luôn giữ được tâm trạng vui vẻ. Phải chú ý không hút thuốc uống rượu, giữ vệ sinh môi trường sống, kiêng quan hệ tình dục để tránh làm tổn thương vợ và thai nhi.

Để chuẩn bị chào đón đứa con khỏe mạnh, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các bước thai giáo tháng đầu tiên của thai kỳ. Đây là công việc không dễ dàng, đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và đầy tình yêu thương.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here