Thai giáo tháng thứ ba cho mẹ và bé

1. Điều chỉnh tâm trạng khi thai giáo tháng thứ ba

Mang thai tháng thứ ba, phản ứng thai nghén của thai phụ ngày càng tăng, sự khó chịu của cơ thể, nỗi sợ hãi sinh con, cùng sự thay đổi vai trò xã hội từ “làm vợ” sắp thành “làm mẹ” khiến thai phụ chưa kịp thích ứng với những biến đổi này, do đó tâm trạng thường không ổn định, hay nổi giận, dễ bị ám thị, dựa dẫm nhiều hơn, thậm chí ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng.

Tuy thai phụ chỉ cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi qua cuống rốn, bài tiết chất thải ra ngoài, làm cho thai nhi phát triển và lớn lên, không có sự dẫn truyền thần kinh trực tiếp với thai nhi, nhưng những biến đổi tâm trạng không tốt có thể ảnh hưởng đến thai nhi qua hệ thần kinh nội tiết. Chúng khiến tuyến nội tiết mà hệ thần kinh thực vật khống chế tiết ra nhiều loại hoóc-môn là các chất hóa học khác nhau có thể xâm nhập vào nhau thai qua cuống rốn, làm máu trong nhau thai biến đổi, từ đó tạo ra mối liên hệ dẫn truyền thần kinh gián tiếp với mẹ, gây ra những kích thích bất lợi đối với thai nhi đang ở trong thời kỳ phát triển cơ thể và thần kinh vô cùng then chốt.

Vì vậy, trong thời gian mang thai, thai phụ và những người thân trong gia đình phải tạo tâm trạng vui vẻ, môi trường tốt đẹp để thai nhi trong bụng cử động nhẹ nhàng và có quy luật, phát triển tuần tự và khỏe mạnh theo nhịp sinh học. Trạng thái hiền hòa thúc đẩy trí tuệ và vóc dáng thai nhi phát triển tốt.

2. Hấp thụ dinh dưỡng trong thời gian thai giáo tháng thứ ba

Tháng thứ ba là thời kỳ quan trọng để phôi thai nhanh chóng lớn lên, phát triển, hình thành và phân hóa các cơ quan chủ yếu của cơ thể. Quá trình này chịu ảnh hưởng lớn nhất của môi trường trong tử cung, mọi khiếm khuyết bẩm sinh như hở hàm ếch, tứ chi không hoàn thiện và mù điếc… hầu như đều xảy ra trong thời điểm then chốt này.

Thể tích thai nhi còn nhỏ nên dinh dưỡng cung cấp cho nó cần chú trọng chất lượng chứ không phải số lượng. Hơn nữa, do phản ứng thai nghén khá nặng nên thai phụ chủ yếu nên ăn đồ thanh đạm, giàu dinh dưỡng. Nếu khẩu vị của thai phụ tốt hơn có thể làm đậm thức ăn lên một cách thích hợp, tránh ăn thức ăn cay, mặn, lạnh, nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, bổ sung nước.

Đầu tiên, phải bảo đảm dinh dưỡng toàn diện và hợp lý. Giai đoạn đầu thai kỳ, sự hình thành phát triển các cơ quan của phôi thai cần các chất dinh dưỡng khá toàn diện, ví dụ như protein, vitamin, cacbonhydrat, muối khoáng và nước. Do phản ứng thai nghén, thai phụ thường không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng hợp lý.

Vì vậy, phải căn cứ vào tình trạng phản ứng thai nghén của thai phụ để phối hợp một cách hợp lý theo khẩu nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi thai. Nếu thai phụ thích ăn chua cay, khi chế biến có thể tăng thêm chút gia vị để tạo cảm giác ngon miệng; nếu thai phụ bị mất nước nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, bổ sung nước, vitamin, muối khoáng. Mùi của món ăn lạnh nhạt hơn món ăn nóng, có thể sử dụng một lượng vừa đủ món ăn lạnh và đồ uống lạnh để phòng tránh nôn nghén.

Thứ hai, phải bảo đảm cung cấp đủ protein chất lượng cao. Giai đoạn đầu của thai kỳ, tuy thể tích thai nhi rất nhỏ, nhưng đây vẫn là thời kỳ phát triển then chốt của phôi thai. Nếu cơ thể mẹ thiếu protein và axit amin sẽ khiến thai nhi phát triển chậm, cơ thể quá nhỏ… gây dị tật, những khiếm khuyết đó không thể bù đắp lại được sau khi trẻ ra đời.

Bởi thế, thai phụ phải bảo đảm hấp thu đủ lượng protein, ít nhất là bằng lượng protein hấp thu trước khi mang thai, tức 70mg protein mỗi ngày. Phải chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thụ và sử dụng protein chất lượng cao như các loại sữa, trứng, thịt gia súc gia cầm… bảo đảm chính xác lượng protein cần thiết cho phôi thai phát triển trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Thứ ba, phải tăng lượng hấp thu calo. Sự chuyển hóa cơ bản trong giai đoạn đầu của thai kỳ tăng không rõ rệt, các tổ chức cơ thể mẹ biến đổi không lớn, vì vậy nhu cầu calo không cao, nhưng vẫn cần tăng một cách hợp lý, bảo đảm lượng calo thai nhi cần. Thai phụ có thể tăng cường ăn những thực phẩm nhiều cacbonhydrat như bột mì, gạo, ngô, kê, đường ăn, khoai lang, khoai tây ở thời gian thai giáo tháng thứ ba… Những thực phẩm này vừa dễ tiêu hóa vừa giảm nhẹ phản ứng thai nghén.

Ngoài ra, phải bảo đảm cung cấp đủ muối khoáng. Muối khoáng và vitamin có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển các cơ quan của phôi thai. Giai đoạn đầu của thai nghén chính là giai đoạn phân chia tế bào, đặc biệt là sự phát triển của tế bào não.

Tình trạng dinh dưỡng trong giai đoạn này trực tiếp ảnh hưởng đến số lượng tế bào não, nếu thiếu muối khoáng, thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đắp được. Nghiên cứu đã phát hiện, giai đoạn đầu thai kỳ lượng đồng hấp thụ không đủ, có thể dẫn đến dị tật nội tạng và xương, làm hệ thần kinh trung khu phát triển không tốt; thiếu kẽm có thể làm thai nhi chậm phát triển, gây dị tật xương và nội tạng. Vì vậy thời kỳ này thai phụ phải đặc biệt chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm, đồng, sắt, canxi như hồ đào, vừng, thịt gia súc gia cầm, nội tạng, các loại sữa, đậu, hải sản…

Khi sắp xếp chế độ ăn uống, do phản ứng thai nghén, thai phụ nên chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, lưu trong dạ dày một thời gian ngắn để giảm chứng nôn nghén như cháo gạo tẻ, cháo kê, bánh mì nướng, bánh bao, bánh quy… không cần câu nệ thời gian dùng bữa, có thể ăn nhiều bữa nhỏ theo ý muốn, ăn chậm nhai kỹ; uống ít canh, uống nhiều nước, không nên uống đồ uống chứa cồn, cẩn trọng khi dùng trà và cà phê.

Thai phụ có thể căn cứ vào tình hình thực tế của bản thân để bổ sung lượng dinh dưỡng phù hợp: protein 70mg, nhiệt năng 9,6MJ (2300kcal), canxi 800mg, sắt l8mg, kẽm 15mg, vitamin D 5 microgam, vitamin E 10mg, vitamin B2 l,2mg, vitamin Bl l,2mg, axit nicotinic (vitamin B3) 12mg, vitamin C 60mg.

Vậy những thực phẩm nào chứa các chất dinh dưỡng trên? Với số lượng bao nhiêu? Hàng ngày, thai phụ nên ăn bổ sung các loại thực phẩm dưới đây vì chúng có thể cung cấp ít nhất một loại chất dinh dưỡng: sữa bò, sữa chua có thể cung cấp nhiều protein, canxi; rau nhiều lá màu xanh lục sẫm chứa một lượng lớn vitamin C, chất xơ, axit folic; thịt nạc có hàm lượng protein và sắt khá phong phú; bánh mì nguyên vỏ chứa protein, chất xơ, axit folic; thực phẩm từ bột làm từ lúa mì nguyên vỏ và trong gạo chưa qua xay xát kỹ chứa nhiều chất xơ.

Lời khuyên của các chuyên gia cho thành phần bữa ăn như sau: thực phẩm chính (lúa gạo, lúa mì) 200 – 250g, lương thực phụ (ngô, kê; yến mạch, các loại đỗ) 20 – 50g, các loại trứng (trứng gà vịt) 50g, sữa bò 250g, thịt gia súc gia cầm, tôm cá 150 – 200g, rau tươi (rau xanh chiếm 2/3) 200 – 400g, hoa quả 50 – 100g, dầu thực vật 20g.

3. Vận động hợp lý ở thời gian thai giáo tháng thứ ba

Thông thường cơ thể của thai phụ có thể chịu đựng được hàng loạt biến đổi sinh lý xảy ra trong quá trình mang thai, có thể tham gia công việc bình thường và vận động một cách phù hợp. Nhưng phải chú ý một số điểm sau: không được tiếp xúc với tia phóng xạ và chất độc hại; đang làm việc trong tư thế một chân trước một chân sau, không được dựa sát vào nhau, không được đứng quá lâu; tránh bất kỳ vận động nguy hiểm nào có thể gây tổn thương vùng bụng như nhảy, cong người và xoay người nhanh…; không trèo cao, không bê vác vật nặng, nếu bắt buộc phải dùng sức bê vác đồ vật lên cao thì nên bê theo tư thế khuỵu gối xuống trước rồi bê đứng lên; tránh để vùng eo và vùng bụng bị chèn ép; khi lên bậc thềm hoặc cầu thang cần chạm mũi bàn chân xuống trước, sau đó là cả bàn chân, vừa duỗi thẳng đầu gối vừa chuyển trọng tâm cơ thể về chân trước, có thể nhẹ nhàng vịn cầu thang để giữ thăng bằng, giảm tối đa số lần lên xuống cầu thang; khi ngồi trên ghế, đầu tiên nhẹ nhàng ngồi vào giữa ghế, sau đó chuyển eo ve phía sau tựa vào thành ghế và thả lỏng toàn thân; khi cúi người lao động, thẳng lưng, khụy gối trước rồi mới làm; khi lao động hoặc vận động nếu thấy đau bụng, âm đạo chảy máu… nên nhanh chóng nằm nghỉ và đến bệnh viện kiểm tra.

Một số thai phụ sợ gây tổn thương cho thai nhi trong thai giáo tháng thứ ba nên không chịu vận động hay làm việc, thực ra, suy nghĩ này không đúng. Vận động hợp lý tốt cho thai phụ và thai nhi, vừa tăng cường thể chất vừa có thể chuyển sự chú ý của thai phụ, giảm nhẹ sự khó chịu do phản ứng thai nghén mang lại, có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Do nguy cơ sảy thai vẫn còn nên thai phụ không được vận động quá mạnh, loại hình phù hợp nhất là đi bộ.

Bắt đầu từ thai giáo tháng thứ ba, hàng ngày các thai phụ nên kiên trì tập thể dục dành cho thai phụ để vận động các khớp xương, tăng cường sức lực, giảm mệt mỏi cơ bắp vì sự tăng thể trọng và vùng bụng dần nhô lên làm trọng tâm cơ thể thay đổi. Kiên trì tập luyện trong giai đoạn sau của thai kỳ có thể làm cơ thắt lưng và đáy chậu co giãn, tăng lượng máu cung cấp cho nhau thai, giúp thúc đẩy sự sinh nở tự nhiên. Ngoài ra, bơi cũng là một phương thức vận động rất tốt.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *