I. Thai giáo tháng thứ hai chú ý điều chỉnh tâm trạng
Bắt đầu từ tháng thứ hai khi mang thai, thai phụ có phản ứng thai nghén, ngoài buồn nôn và nôn ra, còn xuất hiện những hiện tượng như chua miệng, đau đầu, cứng vai, đau thắt lưng, mệt mỏi, sốt ruột… Mỗi thai phụ có phản ứng thai nghén khác nhau, người phản ứng nặng sẽ cảm thấy rất khó chịu và coi mang thai là một chuyện đáng sợ, từ đó ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng, những suy nghĩ về chuyện sinh nở đôi khi khiến thai phụ hết sức bực bội. Tâm trạng biến động mạnh khiến thai phụ dễ nổi giận hoặc khóc lóc vì những chuyện nhỏ nhặt. Lúc này, thai nhi đa có thể cảm nhận phản ứng của mẹ, tâm trạng không tốt của mẹ sẽ trực tiếp truyền tời thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
Do đó, thai phụ phải học cách kiểm soát cảm xúc. Phải hiểu rằng phản ứng thai nghén chi là biến đổi sinh lý bình thường xảy ra lúc đầu để mẹ chuẩn bị môi trường lớn lên cho thai nhi. Thai phụ nên học cách tự điều chỉnh tâm lý bản thân, nên suy nghĩ theo hướng tích cực, không được tức giận, lo lắng, chuyển sự chú ý sang những chuyện khác, rời khỏi những nơi không vui vẻ; hay ngồi xuống và tự nói với mình bằng một giọng chậm và ôn hòa rằng sẽ có cách giải quyết, dần làm tâm trạng bình tĩnh; nhắm mắt mấy phút, không suy nghĩ, thả lỏng toàn thân, mát xa đầu và thái dương; hoặc đi bộ trên những con đường nhỏ nhiều cây cỏ hoa lá gần đó; cũng có thể ở giữa một đám đông vui vẻ sôi nổi, làm tâm trạng mình phấn chấn và vui vẻ theo; nghe khúc nhạc mình yêu thích, lật giở những cuốn sách mình thích, tưởng thức hình dáng của bé yêu trong tương lai. Tóm lại, cố gắng làm những việc khiến bản thân vui vẻ, tâm trạng thoải mái để mang lại những điều tốt đẹp cho con.
Ngoài ra, chồng và người thân cũng nên hiểu và thông cảm cho thai phụ, cố gắng tạo môi trường tốt, xua tan nỗi lo lắng, làm phong phú đời sống tinh thần của thai phụ.
II. Hấp thụ dinh dưỡng trong thai giáo tháng thứ hai
Tất cả dinh dưỡng để thai nhi phát triển trong bụng mẹ chỉ có thể dựa vào nguồn cung cấp từ cơ thể mẹ, nó là cơ sở quyết định sinh mệnh của thai nhi. Chuyên gia nghiên cứu chứng minh, tế bào não của người phần lớn phân chia và hình thành trước khi ra đời. Tháng thứ hai sau khi mang thai, hợp tử bắt đầu phát triển, khi thai nhi 10 – 18 tuần tuổi, tế bào não phát triển tới cao trào thứ nhất, cũng chính là giai đoạn cơ sở cho sự phát triển hệ thần kinh và chức năng hệ thống của cơ thể người cởi thế, để bảo đảm não thai nhi phát triển tốt, lúc này thai phụ nên đặc biệt chú ý bổ sung kịp thời và đủ lượng protein chất lượng cao, gây dựng nền tảng cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Dinh dưỡng của thai phụ không đủ có thể khiến thai nhi phát triển không tốt, đây là kết quả tất nhiên. Nếu nhu cầu của thai nhi không được cơ thể mẹ cung cấp kịp thời thì thai nhi sẽ lấy dinh dưỡng của bản thân cơ thể mẹ, gây ra các triệu chứng như nhuyễn xương, thiếu máu.
Khi mang thai tháng thứ hai, một số thai phụ vì nôn nghén không ăn được, vì thế thường hay lo lắng thai nhi thiếu dinh dưỡng. Giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi sinh trưởng chậm, nhưng cân nặng của mẹ thông thường cũng phải tăng khoảng mỗi ngày một gam, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên, tuy chưa ở mức cao. Do đó, không nên miễn cưỡng bản thân ăn uống, chỉ cần cố gắng ăn một chút thức ăn thanh đạm ngon miệng sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai.
Hãy ăn thoải mái khi muốn, có thể thay đổi thói quen ăn uống một chút, như ăn nhiều bữa nhỏ, nhiều thực phẩm thanh đạm dễ tiêu hóa như bánh mì, bánh quy, sữa bò, cháo loãng, nước hoa quả, mật ong và hoa quả tươi… Các món canh và món ăn nhiều dầu mỡ dễ gây nôn ọe, vì thế khi ăn cơm thai phụ không nên uống canh, đồ uống và ăn món nhiều dầu mỡ. Tránh ăn đồ quá ngọt hoặc có tính kích thích mạnh như món ăn cay. Thai phụ phải hấp thụ đủ lượng nước, tốt nhất không nên uống cà phê và hồng trà, vì caphein có trong hai loại đồ uống này sẽ cản trở sự phân chia cũng như phát triển tế bào não và các cơ quan khác của thai nhi. Thai phụ phải hạn chế ăn đường, vì ở tuần thứ bảy phôi răng sữa của thai nhi bắt đầu hình thành, nếu ăn quá nhiều đường sẽ tiêu hao một lượng lớn canxi trong cơ thể mẹ, gây bất lợi cho sự sinh trưởng và vôi hóa răng của thai nhi, khiến thai nhi bị chứng răng phát triển không tốt bẩm sinh, làm hình dạng hàm răng bị dị thường vĩnh viễn và giảm khả năng chống sâu răng. Thai phụ nôn nghén nặng, phải ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống vitamin B6 và vitamin C. Nôn nghén có quan hệ mật thiết với tâm trạng, bởi vậy, chồng phải quan tâm chăm sóc vợ, hai vợ chồng cùng ra ngoài dùng một bữa tối dễ chịu có lẽ sẽ làm vợ tăng cảm giác ngon miệng.
Trong thời gian thai giáo tháng thứ hai, axit folic rất cần thiết cho sự phát triển trung khu thần kinh của thai nhi. Đặc biệt, trong những tuần đầu tiên mang thai, cơ thể không những không thể tích lũy axit folic mà còn tiết ra lượng axit folic cao hơn bình thường, vì thế, điều quan trọng là hàng ngày phải cung cấp một lượng axit folic hợp lý. Các loại rau tươi, nhiều lá xanh là nguồn cung cấp axit folic rất tốt nhưng phải hấp hoặc ăn sống vì sau khi nấu, một lượng lớn vitamin sẽ bị mất đi. Không nên ăn thực phẩm đã gia công quá nhiều như đồ hộp và các loại thức ăn đóng gói, bởi chúng chứa nhiều chất béo và chất bảo quản, hương liệu, chất tạo màu không cần thiết. Trước khi mua phải xem xét kỹ nhãn hàng, chọn những sản phẩm không có chất phụ gia thực phẩm hoặc hàm lượng những thành phần này vô cùng thấp. Không nên ăn thức ăn chín ở căng tin, hoặc mua các loại thịt đã qua chế biến bán ở chợ và thực phẩm từ gia cầm có thể ăn ngay tại chỗ, vì những món ăn này có thể chứa vi khuẩn, sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi.
Do thời kỳ này sẽ xuất hiện phản ứng thai nghén nên phải có yêu cầu đặc biệt về vấn đề ăn uống, dưới đây chúng tôi giới thiệu một số thực đơn làm giảm phản ứng thai nghén.
Cam sắc: Ngâm cam trong nước cho bớt chua, cho thêm mật ong sắc lấy nước uống nhiều lần.
Nước mía pha gừng: Nước mía pha một lượng nhỏ nước gừng, uống nhiều lần.
Cành nho sắc: Sắc cành nho khô với nước rồi uống.
Vỏ bưởi cắc: Sắc vỏ bưởi, uống liền trong nhiều ngày.
Mật ong trộn lá tì bà: Rửa sạch lá tì bà, hơ trên lửa cho cháy hết lông tơ, sắc lấy nước, thêm mật ong rồi uống.
Nước cơm trộn gừng tươi: Cho vài giọt nước gừng tươi vào nước cơm, uống nhiều lần.
Sữa bò trộn bột hẹ: Đun sôi sữa bò, cho vào một chút bột rau hẹ rồi uống.
Nước tía tô, gừng quýt: Tô ngạnh 9g (cành tía tô), gừng tươi 6g, táo tàu 10 quả, trần bì 6g, đường vàng 5g, sắc lấy nước uống như uống trà, mỗi ngày ba lần.
Canh ích vị: Lấy một lượng vừa đủ sa sâm, ngọc trúc, mạch đông, sinh địa, sắc lấy nước, thêm đường phèn, mỗi ngày uống một lần.
Ruột trúc mật ong: Sắc 15g một trúc lấy nước, chế với 30g mật ong rồi uống.
Cháo địa hoàng: Nấu cháo gạo trắng, khi gần chín, cho nước địa hoàng vào trộn đều rồi an.
III. Chú ý vệ sinh cá nhân trong thời gian thai giáo tháng thứ hai
Khi mang thai tháng thứ hai, để thích ứng nhu cầu phát triển của thai nhi, cơ thể mẹ có nhiều biến đổi như sự trao đổi chất ở da tăng mạnh, tuyến mồ hôi và tuyến mỡ dưới da tiết ra nhiều mồ hôi và chất nhờn, chứng bạch đới ở âm đạo tăng lên do khoang xương chậu sung huyết, gây cảm giác khó chịu. Do đó, nên thường xuyên tắm rửa và thay quần áo lót, giữ da và vùng kín luôn sạch sẽ, tránh viêm nhiễm. Thường xuyên tắm rửa không chỉ thúc đẩy chức năng bài tiết ở da, giữ cho da luôn sạch sẽ mà còn có thể tăng tốc độ tuần hoàn máu nhờ nước ấm, có tác dụng tiêu tan mệt mỏi, cải thiện trao đổi chất giữa hai mẹ con.
Sau khi mang thai, vì nhau thai sản sinh một lượng lớn hoóc-môn estrogen, tử cung và nhau thai được cung cấp máu rất dồi dào nên bạch đới nhiều hơn trước khi mang thai, đây cũng là hiện tượng bình thường không cần chữa trị. Do chất bài tiết nhiều nên vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt, có tác dụng kích thích nhất đinh lên vùng da cục bộ, vì vậy nên thường xuyên rửa bằng nước ấm, giữ cho vùng kín khô ráo. Hàng ngày dùng chậu rửa riêng của mình, sữa tắm và nước ấm rửa sạch vùng kín từ hai đến ba lần, khi rửa không nên dùng xà bông bình thường. Nhưng phải chú ý, nếu vùng bạch đới bất thường như có dạng bã đậu hoặc sữa đông, hoặc có mủ vàng và mùi hôi, đây là hiện tượng không bình thường, phải kịp thời đến khám ở bệnh viện, tìm nguyên nhân gây bệnh để tiến hành chữa trị.
Thai phụ nên tắm vòi hoa sen, vì tắm bồn, nước tắm có thể chảy vào âm đạo gây viêm nhiễm, rất nguy hiểm cho thai nhi. Nhiệt độ nước tắm không quá cao, tốt nhất không quá 40°c bì nước quá nóng sẽ làm giãn nở huyết quản trên cơ thể thai phụ, làm lưu lượng máu đến tử cung và nhau thai giảm tạm thời, nhiều khả năng gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Thai giáo tháng thứ hai thai kỳ, mẹ bầu không tắm lâu hơn 15 phút.