Thai giáo tháng thứ năm để trẻ thông minh – Phần 2

0
439

3. Thai giáo tháng thứ năm chú ý vận động hợp lý

Sang tháng thứ năm, thai phụ có thể tăng vận động. Các môn vận động phù hợp là đi bộ, tập thể dục dành cho thai phụ… Đi bộ vẫn là phương thức vận động cơ bản, đơn giản và tốt nhất. Có thể đi bộ vào sáng sớm hoặc sau bữa tối ở những nơi như công viên nhiều cây xanh và không khí trong lành, dựa vào cảm giác của bản thân để điều chỉnh thời gian và quãng đường, không nên đi quá nhanh để tránh gây mệt mỏi hoặc cơ thể chấn động quá mạnh ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngoài ra, ở thời kỳ thai giáo tháng thứ năm, thai phụ có thể tập một số động tác thể dục với một cây gậy.

van dong khi thai giao thang thu nam

  1. Hai tay nắm gậy, hai chân đứng tách ra, giữa hai vai, hông và hai đầu gối trên một đường thẳng, hít vào, thở ra, co hông, co chặt xương chậu, cúi đầu, cằm chạm ngực, lưng hơi cong hình chữ C, khi hai tay duỗi thẳng ra phía trước gồng vai, đầu gối hơi khụy xuống, lặp lại năm lần. Tác dụng là duỗi lưng, eo và cổ.
  2. Đứng thẳng đối mặt với tường, hay tay chống tường, co hông, co tay ngực áp sát tường rồi dùng sức đẩy ra, làm lại năm đến mười lần. Tác dụng là vận động cơ ngực, cơ hông.
  3. Hai chân đứng tách ra, co hông, hai gối thả lỏng, hai tay nắm chặt để qua đầu, khuỷu tay sát đầu, hai cánh tay duỗi ra sau, hai tay vẫn nắm lấy nhau sau đó trở lại tư thế ban đầu, lặp lại động tác 10 – 20 lần. Tác dụng là vận động cơ bắp tay (cơ tam đầu).
  4. Hai chân đứng tách ra, chầm chậm hạ người xuống khoảng 10cm rồi đứng dậy, lặp lại động tác 15 lần. Tác dụng là vận động chân và hông.
  5. Đứng tựa lưng vào tường, hai chân cách tường 8cm, ép chặt phần lưng vào tường hết mức. Thả lỏng rồi lại sép, lặp lại 10 lần, đến lần thứ 10, cong gối, lưng tựa tường tụt xuống 10cm, giữ tư thế trong 10 giây rồi đứng thẳng dậy. Lặp lại 5 lần. Tác dụng là vận động cơ lưng và hai chân.
  6. Hai tay chống tường, chân trái cách tường một đoạn, cong gối, chân phải duỗi thẳng, bàn chân phải hoàn toàn chạm đất, thẳng lưng. GIữ tư thế 10 giây, đổi chân. Tác dụng là duỗi thẳng và thả lỏng.

Thai phụ trong thời gian thai giáo tháng thứ năm có thể chọn làm một số việc nhà đơn giản theo tình hình thực tế của bản thân, nhưng phải nhớ không được leo cao, bê đồ nặng.

4. Lưu ý khi tắm thời gian thai giáo tháng thứ năm

Trong thai kỳ, sự trao đổi chất của thai phụ diễn ra rất sôi nổi, tuyến mỡ dưới da, tuyến mồ hôi bài tiết tăng lên, thường xuất hiện tình trạng đổ nhiều mồ hôi, nhất là ở những bộ phận phân bổ nhiều tuyến mồ hôi như bàn tay, bàn chân, nếp nhăn trên da, 1ỗ hậu môn, vùng kín và da đầu. Ở thời gian thai giáo tháng thứ năm, nếu thời tiết oi bức, toàn thân thai phụ đẫm mồ hôi, có thể nổi mụn nước do nhiều mồ hôi. Thai phụ phải chăm thay giặt đồ lót, chăm tắm rửa, giữ vệ sinh thân thể. Toàn thân sạch sẽ còn tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và bài tiết của da.

thai giao thang thu nam con thong minh

Thai phụ không nên tắm bồn, nên chọn tắm bằng vòi hoa sen. Tắm vòi không cần khom lưng, thích hợp cho thai phụ đang có bất tiện về hình thể. Tắm bồn có thể làm vi khuẩn xâm nhập âm đạo gây viêm nhiễm. Bồn tắm công cộng càng dễ truyền nhiễm bệnh âm đạo. Khi tắm bồn thân dưới ngập trong nước nóng dễ gây xuất huyết tử cung, tắm trong thời gian dài càng dễ làm tăng nhiệt độ âm đạo, có hại cho hệ thần kinh trung khu của thai nhi. Khi tắm thai phụ phải đặc biệt chú ý đứng vững, tránh trơn trượt.

Giai đoạn cuối thai kỳ đi lại bất tiện có thể nhờ người lau rửa hộ. Khi tắm nên có người ở cạnh để phòng bất trắc. Thai phụ nên dùng nước ấm rửa sạch vùng kín hàng ngày, giữ âm đạo sạch sẽ, mát mẻ, có thể tránh mọc mụn nước do chất bài tiết từ âm đạo tăng lên.

5. Giấc ngủ cho thai giáo tháng thứ năm

Thai phụ phải bảo đảm ngủ đủ giấc, ngủ ít nhất tám tiếng ban đêm và một đến hai tiếng buổi trưa. Nên ngủ với tư thế nằm nghiêng về bên trái, có lợi cho sự truyền máu vào nhau thai, từ đó tạo điều kiện cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Thai phụ không nên ngủ giường mềm, không nên ngủ quá nhiều.

cach thai giao thang thu namNhững năm gần đây, trong phòng sinh của bệnh viện thường xuyên xuất hiện tình huống sau: thai phụ có thể khỏe mạnh, tình trạng phát triển của thai nhi tốt, ngôi thai bình thường, đường sinh thông suốt, hoàn toàn có thể sinh con tự nhiên. Nhưng khi sắp sinh tử cung sản phụ không có lực co duỗi, quá trình sinh diễn ra quá chậm gây chậm sinh, đành trợ sản bằng kẹp phoocxep, thậm chí có sản phụ phải mổ đẻ do tử cung ép chặt lại. Nguyên nhân chủ yếu là do trong thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, thai phụ nằm tĩnh dưỡng trên giường quá nhiều.

Rất nhiều phụ nữ sau khi mang thai, được sự chăm sóc đặc biệt của gia đình, tăng cường dinh dưỡng mà không vận động, cả ngày nằm chơi. Thai phụ thiếu hoạt động và tập luyện một thời gian dài làm các cơ của cơ thể, nhất là các cơ có liên quan đến việc sinh con như eo, bụng và xương chậu nhão, không có lực thêm vào đó là dinh dưỡng trong thai kỳ đầy đủ hoặc dư thừa làm thai nhi trong bụng quá lớn, vì thế gây sinh khó. Vì vậy, từ thai giáo tháng thứ năm trở đi, thai phụ phải chú ý ngủ đủ giấc và vận động hợp lý.

6. Người chồng cần làm gì khi thai giáo tháng thứ năm

Bắt đầu từ giai đoạn giữa thai kỳ, thai giáo ngày càng quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, người chồng nên cùng vợ thực hiện thai giáo chính quy cho thai nhi. Mẹ hoặc cha có thể đối thoại với thai nhi trong bụng mẹ như thể đứa trẻ đang ở trước mắt.

thai giao thang thu nam de con thong minh

Thai nhi rất nhạy cảm với giọng nói của cha, vì vậy cha phải thường xuyên trò chuyện, kể chuyện hoặc hát cho thai nhi nghe, như “Bắt đầu từ hôm nay cha về nhà sớm con yêu nhé!”. Mở rộng chủ đề trò chuyện, thỉnh thoảng hát một bài hát hoặc đọc một cuốn truyện cổ tích đều là những phương pháp thai giáo hay. Lúc đầu chưa quen, nhưng sau một vài lần thai nhi có thể cảm nhận được tâm tình của ông bố bà mẹ tương lai. Khi trò chuyện, nhẹ nhàng vuốt ve bụng người mẹ sẽ càng có hiệu quả, dần dần thai nhi sẽ có cảm ứng với giọng nói của cha.

Ngoài ra, khi thai giáo tháng thứ năm chồng có thể mát-xa cho vợ, không những có thể dự phòng rạn da và mỡ thừa cho thai phụ, mà còn là cách thể hiện tích cực đối với vợ trong thời gian mang thai khi đời sống tình dục có ảnh hưởng tiêu cực. Chồng nên đưa vợ đến bệnh viện khám thai, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của người làm chồng, làm cha.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here