Nội dung chính
3. Vận động hợp lý khi thai giáo tháng thứ tư
Rất nhiều người sau khi mang thai do ốm nghén, cơ thể yếu nên suốt ngày nằm ngủ. Nghiên cứu y học cho thấy, thai phụ kiên trì tập thể dục có thể thích ứng với sự thay đổi trọng tâm cơ thể, rút ngắn gần 1/3 thời gian lâm bồn, đồng thời có lợi cho việc giữ gìn vóc dáng.
Thời gian đầu mang thai do nhau thai vẫn chưa phát triển hoàn toàn, thai nhi ở vào thời kỳ nguy hiểm, thai phụ chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng. Tới tháng thứ tư, thai nhi đã ở trong trạng thái tương đối ổn định, lúc này thai phụ có thể tăng cường độ vận động một cách phù hợp, tuy vẫn phải tránh các môn thể thao có cường độ vận động mạnh và mệt mỏi quá độ, tránh làm thai nhi thiếu dinh dưỡng.
Lượng oxy thai phụ hít vào lúc đi bộ cao hơn lúc ngồi từ hai đến ba lần, có thể cải thiện tâm trạng không vui đồng thời cung cấp đủ oxy cho thai nhi, có lợi cho sự phát triển của tế bào não, khiến thai nhi trở nên thông minh và giàu tình cảm. Thai nhi lựa chọn thời gian đi bộ sao cho phù hợp với hoàn cảnh sống. Khi đi bộ không nên đi quá nhanh, có thể bước chậm để tránh gây chấn động quá lớn hoặc gây mệt mỏi cho cơ thể.
Trong giai đoạn thai giáo tháng thứ tư, phản ứng thai nghén đã biến mất, cuộc sống trở lại quy luật, bụng không quá to, hoạt động vẫn còn nhanh nhẹn, vì vậy thời điểm này rất phù hợp đi du lịch xa để thay đổi môi trường sống, hít thở không khí trong lành, ngắm cảnh đẹp, mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của hai mẹ con. Nhưng thai phụ đi du lịch xa cũng có một số nhân tố bất lợi, sự mệt mỏi và tròng trành trên đường đi có thể gây sinh non hoặc sảy thai, vấn đề vệ sinh và dinh dưỡng không được bảo đảm sẽ dẫn đến lây nhiễm bệnh tật và dinh dưỡng không tốt. Vì vậy, nếu thai phụ định đi du lịch xa phải được sự đồng ý của bác sĩ. Nên có người đi cùng để chăm sóc thai phụ, giúp liên lạc và đưa thai phụ tới bệnh viện chữa trị khi xảy ra hiện tượng bất thường. Ngoài ra, đi qua những con đường gập ghềnh, tới những nơi đông người, nên chọn phương tiện giao thông chất lượng cao. Tốt nhất nên chọn đi du lịch vào lúc thời tiết đẹp; vừa có thể ngắm cảnh, hít thở không khí trong lành.
Khi thai phụ đi làm trong giờ cũng có thể tập một số động tác thể dục dành cho thai phụ để vận động eo, cổ chân, cổ tay, cổ… Khi không có gì bất thường, thai phụ vẫn làm một số việc nhà nấu cơm, giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa… làm xong cần nghỉ ngơi đầy đủ đủ để phục hồi thể lực.
Dù lựa chọn hình thức vận động nào, các thai phụ đều phải chú ý một số điểm sau: mỗi tuần tập ít nhất ba lần, lượng vận động phù hợp nhất lấy giới hạn là nhịp tim đập dưới 140 lần một phút, thể dục nhịp điệu mỗi lần không quá 20 phút; mặc đồ rộng, thoải mái, phải đi giày thể thao, mặc áo ngực khi tập; làm động tác chuẩn bị trước khi tập, để tất cả các khớp và cơ đều được hoạt động đồng thời nên uống nhiều nước, khi tập sẽ ra nhiều mồ hôi, hơi nóng trong cơ thể tan nhanh không làm nhiệt độ cơ thể tăng cao; phải tăng cường luyện tập lực chân và bụng để hai chân có thể thích ứng với sự tăng nhanh thể trọng và giảm nhẹ áp lực của thai nhi lên lưng.
Giai đoạn đầu thai kỳ không nên đi xe đạp, nếu bắt buộc thì nên xe đạp nữ, không đi quá nhanh, và phanh gấp; giai đoạn cuối thai kỳ phải tăng cường luyện tập lực cơ âm đạo, có thể luyện tập khống chế việc đi tiểu và ngừng tiểu bằng các tưởng tượng ý niệm để hỗ trợ lâm bồn và phòng tránh tiểu không làm chủ (đái dầm) trong thời gian mang thai; trong quá trình tập luyện nếu thai phụ xuất hiện hiện tượng váng đầu, buồn nôn, đau cục bộ, vô cùng mệt mỏi nên ngừng tập, nếu chất bài tiết từ âm đạo tăng lên hoặc chảy máu nên đến bệnh viện ngay.
4. Chú ý khi tắm rửa khi thai giáo tháng thứ tư
Mang thai tháng thứ tư, thai phụ nên tắm hàng ngày. Phải chọn tắm vòi hoa sen vì tắm bồn có thể gây viêm nhiễm cho thai phụ, ảnh hưởng đến thai nhi. Nước tắm không nên quá lạnh hoặc quá nóng, phù hợp nhất là từ 34°C – 37°C. Nhiều thai phụ có sở thích dội nước lạnh vào chân trong những ngày nóng bức cho mát mà không biết rằng do lớp mỡ ở lòng bàn chân rất mỏng, tuần hoàn máu kém, là bộ phận có nhiệt độ thấp nhất trên cơ thể, nếu thường xuyên xối nước lạnh vào chân sẽ làm bàn chân nhiễm lạnh, gây ra co giật hô hấp phản xạ, dễ bị cảm, làm tuyến mồ hôi khá phát triển ở chân bị kín do gặp lạnh, làm chậm chức năng bài tiết mồ hôi trong thời gian dài, khiến huyết quản co lại đột ngột, dẫn đến bệnh viêm khớp.
Nhiệt độ nước tắm cũng không thể qúa cao, một nghiên cứu điều tra nhiệt độ âm đạo của 20% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ phát hiện, sau 15 phút tắm trong nước ở nhiệt độ 39°C và 10 phút tắm trong nước ở nhiệt độ 41°C, nhiệt độ thành trong âm đạo sẽ là 39°C, nhiệt độ này sẽ gây hại cho hệ thần kinh trung khu của thai nhi.
Các chuyên gia y học Mỹ nghiên cứu và phát hiện, trẻ em do những thai phụ thường xuyên tắm nước nóng sinh ra có khả năng mắc chứng khiếm khuyết phát triển mô liên kết thần kinh cao gấp bốn lần so với các thai phụ khác. Họ còn nhận thấy, nếu nhiệt độ cơ thể thai phụ thường xuyên vượt quá 38°C cũng sẽ có hậu qủa tương tự, vì nhiệt độ qúa cao sẽ gây ức chế sự sinh sôi nảy nở của các tế bào, tổn hại các mao mạch máu, làm hệ thần kinh phát triển bất thường.
Bắt đầu từ thai giáo tháng thứ tư, hàng ngày thai phụ nên dùng nước ấm rửa sạch ngực và vảy đóng trên núm vú, chú ý không rửa bằng nước xà bông hay cồn. Sau khi sửa sạch bôi một chút kem dưỡng và dầu ô liu, dùng ngón tay nhẹ nhàng mát xa núm vú. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần hai phúc. Nếu khó rửa sạch vảy cứng trên núm vú có thể đắp lên đó một miếng gạc có dầu hoặc tẩm chút dầu lạc, sáng hôm sau lau và rửa sạch.
5. Giấc ngủ rất quan trọng trong thai giáo tháng thứ tư
Từ tháng thứ tư trở đi, bụng thai phụ ngày một to hơn, dễ gây mệt mỏi cho thai phụ, vì vậy ngủ đủ giấc vô cùng quan trọng đối với thai phụ. Ngoài ra, do thai nhi trao đổi chất và khí với cơ thể mẹ thông qua nhau thai, lấy oxy và chất dinh dưỡng, thải ra CO2 và chất thải nên máu chuyển tới nhau thai hay không trực tiếp ảnh hưởng đến sự sinh tồn và phát triển của thai nhi. Thai phụ được ngủ đủ giấc mới có thể đảm bảo thai nhi phát triển và lớn lên khỏe mạnh.
Ngoài ra, thai phụ cần nằm ngủ với tư thế có 1ợi cho sự phát triển của thai nhi. Bắt đầu từ tháng này, tử cung to ra, khi nằm sấp hoặc nằm nghiêng về bên phải, tử cung sẽ ép lên động mạch chính ở bụng và làm xoắn dây chằng tử cung và màng treo ruột, khiến lượng máu chảy trong tử cung giảm rõ rệt, trực tiếp ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sự phát triển của thai nhi, từ đó dẫn đến thai nhi chậm phát triển. Bởi thế, thai phụ nên nằm nghiêng về bên trái. Ngủ ít nhất tám tiếng mỗi ngày. Buổi trưa, nên ngủ ít nhất một tiếng và không quá hai tiếng để tránh ảnh hưởng đến thời gian ngủ ban đêm.
6. Thai giáo tháng thứ tư chú ý thời gian tái khám thai lần thứ nhất
Khám thai lần đầu tiên chủ yếu xác định thai phụ có mang thai hay không, tìm hiểu tất cả tình hình trước khi mang thai, tiến hành kiểm tra toàn diện để sự kiến tình hình phát triển trong tương lai của thai phụ. Tái khám vào tháng thứ tư là để kịp thời phát hiện thai nghén nguy cơ cao, tức những biến chứng hoặc nhân tố gây bệnh có khả năng gây hại cho thai phụ, thai nhi và trẻ sơ sinh hoặc dẫn đến sinh khó.
Nội dung lần tái khám đầu tiên gồm: tìm hiểu sau lần khám thai đầu tiên có xuất hiện hiện tượng đặc biệt như đau đầu, hoa mắt, phù nề, âm đạo chảy máu, thai nhi cử động hay không, tìm hiểu có sự thay đổi đặc thù nào không… Sau khi kiểm tra, các bác sĩ sẽ đưa ra những trị liệu tương ứng. Tiến hành kiểm tra toàn thân, quan sát tình trạng cơ thể và kiểm tra các cơ quan nội tạng của thai phụ, đặc biệt chú ý các chứng bệnh ở tim, đo chiều cao, cân nặng, huyết áp và tình hình phát triển của hai bầu ngực; kiểm tra bụng và kiểm tra âm đạo. Kiểm tra bụng chủ yếu đo chiều cao của tử cung, vòng bụng, vị trí của thai nhi, tim thai…; kiểm tra âm đạo phải xem đường sinh, cổ tử cung, tử cung và các bộ phận kèm theo có gì bất thường hay không, phải đo từng đường kính của xương chậu, giáo dục vệ sinh trong thời gian mang thai, đồng thời hẹn ngày khám tiếp theo.
Thai phụ bị thai nghén nguy cơ cao từng sinh thai chết lưu, thai dị tật, thai phụ có tiền sử mắc bệnh di truyền nên tiến hành các hóa nghiệm tương ứng, bao gồm kiểm tra huyết thanh của mẹ hoặc chọc hút nước ối để kiểm tra nhiễm sắc thể. Xét nghiệm alpha fetoprotein chủ yếu dùng để sàng lọc thai nhi dị tật, nên xét nghiệm vào giai đoạn giữa thai kỳ khi lượng alpha fetoprotein đang ở mức cao, như vậy chẩn đoán sẽ chính xác hơn.
7. Những việc người chồng cần làm thời gian thai giáo tháng thứ tư
Đến tháng thứ tư, tâm trạng hưng phấn sắp được làm cha của các ông bố tương lai đã lắng dịu nên không quan tâm đến vợ nhiều như trước, khiến vợ trách móc và có tâm trạng không vui, ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng, thậm chí đến tình cảm vợ chồng. Do đó, trong giai đoạn này, người chồng tạo môi trường sống tốt, có lợi và bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý cho vợ, làm tốt công việc giám hộ sức khỏe trong thời gian mang thai.
Cảm xúc của vợ trong thời gian thai giáo tháng thứ tư có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, người chồng phải quan tâm và chăm sóc vợ như trước, giúp vợ mua đồ, thay vợ dọn dẹp, sắp xếp môi trường sống, đưa vợ đi chơi cuối tuần. Cách chăm sóc vợ của mỗi người chồng không giống nhau, chọn cách phù hợp với bản thân để vợ có được tâm trạng vui vẻ vừa gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của thai nhi, vừa có thể khiến tình cảm vợ chồng thêm thắm thiết.
Đến giai đoạn giữa của thai kỳ, tâm trạng của thai phụ tốt và ổn định hơn, ăn ngon miệng hơn, ăn được rất nhiều. Không nên nói vợ ăn nhiều, hãy chọn mua và chế biến các món ăn ngon miệng cho vợ; chú ý tính toán lượng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của vợ, bảo đảm cân bằng dinh dưỡng, căn cứ vào tình trạng sức khỏe của vợ để điều chỉnh hợp lý cấu trúc bữa ăn.
Thai giáo tháng thứ tư là thời kỳ phát triển quan trọng của thai nhi, người chồng nên giúp vợ giữ gìn sức khỏe, cùng quan tâm đến bé yêu, cùng vợ thực hiện thai giáo, nỗ lực để bé yêu lớn lên khỏe mạnh.