1. Tiền đề hình thành thính giác của thai nhi
Những ngày đầu tiên tới với thế giới, các em bé thường hay quấy khóc. Những em bé sẽ nhanh chóng yên lặng và chìm vào giấc ngủ nếu được mẹ bế trước ngực trái. Các bà mẹ trẻ có lẽ không chú ý đến điều này, nguyên nhân là vì khi ở trong cơ thể mẹ, thai nhi đã quen với tiếng máu chảy và tiếng đập của huyết quản, sau khi ra đời, em bé có thể trở lại những tháng ngày yên tĩnh và an toàn nếu được bế áp sát tai vào lồng ngực mẹ. Vì thế, tiếng máu chảy và nhịp đập trái tim của mẹ là khúc hát ru ngọt ngào nhất với các trẻ sơ sinh.
Điều này gợi sự liên tưởng đến quá trình phát triển chức năng và các cơ quan cảm giác. Các cơ quan cảm giác của thai nhi như mắt, tai, mũi, da… tuy đã hình thành từ giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng phải đến giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, chức năng của chúng mới phát triển. Đó là do mối quan hệ với sự phát triển của não bộ – cơ quan chỉ huy của cảm giác.
Khi được bốn đến năm tháng tuổi, cấu trúc não ngày càng hoàn thiện, các cảm giác của thai nhi dần phát huy tác dụng. Ví dụ, giai đoạn giữa thai kỳ, thính giác của thai nhi tương đối nhạy cảm với các âm thanh bên trong và bên ngoài cơ thể mẹ.
Âm thanh trong cơ thể mẹ, như nhịp đập của động mạch chủ có tiết tấu tương đồng với nhịp tim. Có lẽ vì vậy mà sau khi ra đời, các em bé có cảm giác gần gũi với tiếng tim đập của mẹ, nhịp đập của động mạch tử cung, huyết quản cuống rốn và nhu động ruột…
Thính giác của thai nhi cũng phản ứng với những âm thanh bên ngoài cơ thể mẹ. Người ta phát hiện, một lần hắt hơi mạnh của thai phụ cũng có thể làm thai nhi giật mình, chứng tỏ giữa mẹ và thai nhi đã xây dựng một hệ thống truyền thông tin, hai mẹ con trở thành một thể thống nhất.
2. Thính giác của thai nhi và khả năng phản ứng âm thanh
Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, từ tháng thứ sáu trở đi, thai nhi bắt đầu “tập trung lắng nghe”. Trong thời gian mang thai, bụng mẹ (tử cung) là một nơi vô cùng “ồn ào”, nên nó đã truyền vào tai thai nhi một lượng lớn âm thanh. Trong những âm thanh đó, ồn ào nhất là tiếng ục ục phát ra từ dạ dày mẹ. Ngoài ra, thai nhi còn chú ý lắng nghe cả những tiếng trò chuyện rất khẽ của cha mẹ.
Nhưng âm thanh quen thuộc nhất với thính giác của thai nhi vẫn là tiếng tim đập đầy tiết tấu của mẹ. Nhịp tim bình thường khiến thai nhi cảm nhận được sự an toàn trong môi trường sống của mình.
Làm sao để thấy được điều đó? Cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại, với sự hỗ trợ của máy chẩn đoán siêu âm B, con người đã có thể quan sát tình hình hoạt động và bộ dạng nuốt nước ối rất thú vị của thai nhi trong tử cung mẹ.
Con bạn có thể tiếp nhận và phản ứng với các kích thích từ bên ngoài qua thính giác của thai nhi. Khi nghe tiếng động, tim thai sẽ đập nhanh hơn; nghe thấy tiếng còi ô tô, thai nhi sẽ phản ứng mạnh với tần suất cao; khi cảm nhận ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào, nhãn cầu thai nhi sẽ hoạt động.
Tiếng cánh cửa đột nhiên đóng sầm lại khi người mẹ đang trò chuyện khiến thai nhi trong bụng co người lại; tiếng ồn và tiếng còi xe trên đường phố tấp nập thường gây ra hiện tượng thai động nhiều lần liên tiếp.
Cùng xem một thí nghiệm: trong thời gian mang thai, cha mẹ đặt tên sữa cho thai nhi và thường xuyên âu yếm gọi nó. Sau khi chào đời, mỗi lần nghe thấy tên sữa của mình, em bé đột nhiên thôi khóc, thậm chí tỏ ra vô cùng vui sướng. Ở một mức độ nào đó, kết quả này cho thấy, thai nhi không chỉ có thính lực, mà còn có khả năng lĩnh ngộ nhất định.
Các chuyên gia cho rằng, môi trường nước ối mà thai nhi sống có tác dụng gạn 1ọc âm thanh, nó có thể loại bỏ một phần âm thấp, giữ lại khá nhiêu âm cao, do đó thai nhi hết sức nhạy cảm với âm thanh.
Ớ đây, chúng tôi không kết luận cách giải thích nào hợp lý hơn, hoặc cả hai đều có lý. Điều quan trọng là sự nhạy cảm và dựa dẫm vào những âm thanh trong cơ thể mẹ của thai nhi liên quan trực tiếp đến thai giáo.
3. Ý nghĩa thính giác của thai nhi trong thai giáo
Hệ thính giác là cơ quan chủ yếu giúp thai nhi giữ liên hệ với môi trường và là cơ sở vật chất để tiến hành luyện tập thính giác, tức thực hiện thai giáo âm nhạc. Vì vậy, những năm trở lại đây, con người ngày càng chú trọng nghiên cứu cơ năng thính giác của thai nhi. Đến thập niên 80 của thế kỷ 20, nhờ đo thính giác cho thai nhi bằng các kỹ thuật khoa học hiện đại, con người đa chứng minh được thai nhi có thính giác hoàn chỉnh và đưa ra ý tưởng thực hiện “giáo dục”, để thai nhi có thể “học tập” trong tử cung, đồng thời hình thành “ký ức” ban đầu. Nhận thức mới mẻ này cung cấp căn cứ khoa học cho thai giáo.
Cùng với các nghiên cứu về thính giác của thai nhi, chứng điếc bẩm sinh có thể chữa trị ngay khi thai nhi còn trong bụng mẹ, tiến hành luyện tập thính giác sớm sau khi chào đời, làm giảm nguy cơ mất thính giác ở một bộ phận trẻ em.