Trade Marketing là gì? Đối với những bạn sinh viên và những người yêu thích ngành Marketing, việc tìm hiểu các thuật ngữ Marketing là điều thú vị. Nếu bạn đã tìm hiểu nhiều về marketing và bây giờ Trade Marketing đang là thắc mắc của bạn.
Marketing là một mảng quan trọng đem lại phần lớn doanh thu cho công ty. Trade Marketing là một mảng trong ngành Marketing nói chung. Vậy Trade Marketing là gì? Trade Marketing trong thời đại 2020 như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết này ngay để khám phá nhiều điều hơn nhé!
NỘI DUNG TÓM TẮT
1. Trade Marketing là gì?
Trade marketing là thuật ngữ chỉ hình thức Marketing tại điểm bán hàng. Đây là bộ phận trung gian giữa Sales (bán hàng) và Marketing. Bộ phận này đảm nhận triển khai mọi hoạt động tổ chức, chiến lược ngành hàng và thương hiệu trong kênh phân phối tại điểm bán. Thông qua việc tối ưu hóa trải nghiệm của người mua hàng (Buyer) và nhà bán lẻ (Retailer), Trade marketing giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận và doanh số.
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
2. Chiến lược “Win in Store” là gì?
Win in Store có nghĩa là chiến thắng ngay tại cửa hàng. Hay hiểu một cách khác là một chiến lược Marketing thu hút khách hàng ngay tại điểm bán.
Đối với các nhóm Marketing thông thường, phần việc chính là nhắm tới khách hàng mục tiêu qua các phương tiện truyền thông thì phần việc chính của Trade marketing là tập trung vào người tiêu dùng thông qua điểm bán hàng.
Công việc chính của Trade marketing là tiến hành nghiên cứu và thực hiện các giải pháp nhằm cho khách hàng tiếp cận và cảm nhận tốt nhất về sản phẩm của công ty tại mọi điểm bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng đại lý,… và khu vực xung quanh điểm bán.
Nói tóm lại, Trade Marketing tập trung vào các hoạt động để chiến thắng tại điểm bán “Win In Store”.
3. Các nhiệm vụ chính của người làm Trade Marketing
3.1 Customer Development
Nhiệm vụ này nghĩa là phát triển thị trường khách hàng thông qua các hoạt động chính như:
- Phát triển Kênh phân phối
Là hoạt động mở rộng mạng lưới bán hàng của công ty thông qua các chính sách như xây dựng kênh phân phối mới từ các vùng nông thôn đến thành thị hoặc có thể phát triển thêm thị trường nước ngoài. Việc phát triển này cũng đồng nghĩa với việc chuyển giao từ điểm bán hàng truyền thống thành các điểm bán hàng trực tuyến. - Chiết khấu thương mại
Giảm giá niêm yết đặt tại các điểm bán để thu hút sự chú ý của khách hàng. - Triển khai chương trình khách hàng trung thành
Đây là hoạt động tạo động lực cho khách hàng và nhà phân phối thông qua việc tri ân họ vì đã tin tưởng sử dụng sản phẩm của công ty. Các chiết khấu, khuyến mãi lớn thông qua số lượng mua hàng lớn, quà tặng tri ân khách hàng hoặc thưởng quà cuối năm sẽ giúp tăng doanh số đáng kể. - Sự kiện, hội nghị khách hàng
Tạo điều kiện giúp đội ngũ bán hàng xây dựng mối quan hệ tốt với các đại lý, nhà phân phối của công ty.
Hình ảnh minh họa (nguồn: Internet)
3.2 Category Develop
Nhiệm vụ phát triển ngành hàng tạo cơ hội bao phủ thương hiệu, kích thích khách hàng với nhiều dòng sản phẩm khác nhau trong doanh mục. Các chiến lược cụ thể như sau:
- Chiến lược bao phủ và thâm nhập
- Chiến lược Danh mục sản phẩm
- Chiến lược kích cỡ bao bì
- Chiến lược giá
3.3 Shopper Engagement
Là hoạt động thay đổi hành vì người mua (shopper) thông qua việc kích thích họ ngay tại điểm bán. Các chiến lược cụ thể bao gồm:
- Khuyến mãi trực tiếp: Ví dụ dùng thử hàng mẫu, tặng phiếu mua hàng, voucher, rút thăm trúng thưởng,… tại gian hàng.
- Trưng bày hàng hóa khoa học, thu hút và logic
- Trưng bày theo chiến lược POSM – Point Of Sales Material: Các dụng cụ marketing này có thể kể đến như Billboard, bảng hiệu, hộp trưng bày, kệ trưng bày, thậm chí cả đồng phục của các PB – PG,…
- POP Activation – Kích thích tại điểm bán: Đây là chiến lược hoạt náo nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, được diễn ra tại các trung tâm thương mại, siêu thị, trường học,.. và những nơi có khả năng tiếp cận được với đối tượng người mua.
Hình ảnh minh họa (nguồn: Internet)
3.4 Company Engagement
Đây là hoạt động giúp tăng doanh số thông qua tương tác với đội Sales của công ty. Các chiến lược cơ bản như:
- Dự báo và Xác định mục tiêu Sales cụ thể để các Saler có thể đạt đến được
- Kích hoạt đội ngũ Sales thông qua các sản phẩm mới, mẫu mã mới
- Cuộc thi trưng bày sản phẩm thu hút nhằm kích thích khả năng sáng tạo của đội ngũ Sale
Hình ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Có thể nói, Trade marketing có vai trò quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận thông qua hành vi mua hàng của người mua tại điểm bán. Đối tượng làm việc của Trade Marketing là người mua hàng (Buyer ) và các đại lý bán lẻ, nhà phân phối (Retailer).
4. Vai trò của Trade Marketing là gì?
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp gần như đã nhận ra tầm quan trọng của Trade Marketing và mong muốn thực hiện chiến lược marketing này tại doanh nghiệp của họ. Theo lời ông Phạm Văn Tín- PGĐ Công ty áo mưa Rando nhận xét:
“Nếu chỉ tập trung cho việc phát triển thương hiệu mà quên chăm lo cho kênh phân phối, thì sẽ không bao giờ có đầu ra kết quả cho những chiến lược tiếp thị hướng người tiêu dùng mà các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng”.
Thông tin từ Marketing AI cho biết, 75% quyết định mua hàng được thực hiện tại điểm bán, 35% khách hàng sẵn sàng thay đổi lựa chọn của mình dưới các yếu tố tác động trong cửa hàng, hơn 1triệu điểm bán được mở ra và ngày càng xuất hiện nhiều loại hình bán lẻ với đòi hỏi cao hơn.
Tất cả những con số đó dẫn đến một sự thật không thể chối cãi: Thị trường Việt Nam bây giờ là “thiên thời” để Trade Marketing phát triển.
Đặc biệt, với các mặt hàng có tính cạnh tranh cao như hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), việc nhãn hàng có thể hiện diện ở khắp mọi nơi xung quanh người tiêu dùng một cách hấp dẫn chính là “bảo bối” chiến thắng đối thủ cùng ngành.
5. Tại sao cần kiên trì với cuộc đua Trade Marketing?
Bạn có biết, Một sản phẩm thường chỉ có vài giây thu hút sự chú ý của người mua tại điểm bán hàng. Trong số 29% người mua hàng một cách ngẫu nhiên, có đến 18% cho biết họ bị ảnh hưởng bởi sự trưng bày trong cửa hàng, 24% bị lôi kéo bởi việc trưng bày ở các dãy kệ bên ngoài, chỉ 17% là bị tác động bởi chính sách khuyến mãi, giảm giá.
Ấn tượng đầu tiên là một lợi thế lớn khi người mua tiếp cận sản phẩm tại điểm bán. Do vậy, việc doanh nghiệp đặt sản phẩm ở vị trí trưng bày tốt, sử dụng các phương tiện trưng bày và nghệ thuật sắp đặt để quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu vừa giúp thu hút ấn tượng đầu tiên của người mua vừa thúc đẩy doanh số bán.
Hình ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Sự đua tranh vị trí “đắc địa” giữa các doanh nghiệp đang ngày càng khốc liệt, khiến cho ngân sách trade marketing tăng lên đáng kể. Cuộc đua giành “căn cứ” tại cửa hiệu và “ chiếm đóng chủ quyền” trưng bày sản phẩm vốn là công việc không được phép mệt mỏi của đội ngũ sales và nhóm trade marketing.
Một thông tin rất quan trọng mà bộ phận Trade Marketing cần nắm bắt là tâm lý và thói quen tiêu dùng của khách hàng.
Thói quen tập hợp rất nhiều yếu tố liên quan tới quyết định mua hàng bao gồm: trình tự lựa chọn sản phẩm, nhu cầu, địa điểm mua sắm thuận lợi, thời gian mua, quyết định mua, tần suất, thái độ mua hàng..
Ví dụ như nhóm nội trợ thường không đưa quyết định mua hàng khi chưa xuất hiện nhu cầu nhưng họ lại dễ bị thu hút bởi khuyến mãi, họ thường mua sắm tại cửa hàng quen, mua sắm tại các điểm bán tiện đường, v.vv…
Hình ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Am hiểu được tâm lý khách hàng sẽ giúp đội ngũ Marketing tại điểm bán biết cách trưng bày và thiết kế chương trình khuyến mãi phù hợp. Đồng thời, đặt để những điểm bán phù hợp giúp các buyer mua hàng thuận tiện.
Kết luận
Tóm lại, Trade Marketing là một hình thức Marketing không quá xa lạ nữa đối với thị trường Việt Nam hiện nay. Qua bài viết này, Totvadep.com hy vọng đã cung cấp được những thông tin hữu ích đến bạn về thuật ngữ này.
Đúng vậy, Thị trường Việt Nam bây giờ là “thiên thời” để Trade Marketing phát triển. Nếu bạn là nhà marketing hãy nắm bắt ngay cơ hội để phát triển thương hiệu của bạn nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Chúc bạn vui khỏe và thành công trong công việc.
>>> Xem thêm:
- POP UP là gì? Cách để quảng cáo thông minh nhờ Pop Up tại đây
- LTE là gì? Công nghệ LTE 4G sẽ ra sao trong tương lai
- CFD là gì? Tìm hiểu về giao dịch Hợp đồng chênh lệch