Mang thai giai đoạn đầu do nhau thai chưa hoàn toàn hình thành nên rất dễ sảy thai. Vì vậy, cần phải chú ý không được để bụng bị va đập mạnh, có thể cũng phải giữ tư thế chính xác.
Đến giữa thai kỳ, bụng dần nhô lên phía trước, trọng tâm có thể thay đổi, hơn nữa dây chằng của xương chậu ở trong trạng thái giãn sinh lý, dễ làm đốt sống lưng nghiêng về phía trước, làm tăng gánh nặng của cơ lưng, dễ gây mệt mỏi, nhất là đau eo.
Do đó, trong thời gian mang thai, thai phụ phải giữ được tư thế chính xác và hết sức chú ý động tác hàng ngày. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu tâm:
Nội dung chính
Tư thế hoạt động của thai phụ khi đứng
Khi đứng, hai chân song song, hơi tách nhau, đặt trọng tâm gan lòng bàn chân, như vậy sẽ đỡ mệt hơn.
Nếu phải đứng trong một thời gian dài, nên đổi vị trí hai chân trước sau vài phút một lần, đặt thể trọng lên chân trước để giảm mệt mỏi.
Tư thế hoạt động của thai phụ khi đi bộ
Rất nhiều người thường đi lại trong tư thế khom lưng hoặc ưỡn ngực, như vậy không tốt, nên đi lại trong một tư thế chuẩn xác.
Tư thế hoạt động của thai phụ đúng nhất khi đi bộ là phải ngẩng đau, vươn thẳng, hơi cúi cằm, thẳng lưng, co chặt hông, như thể nâng bụng lên để giữ thăng bằng toàn thân, bước đi phải vững chãi để tránh vấp ngã.
Tư thế hoạt động của thai phụ khi ngồi trên ghế
Tư thế hoạt động của thai phụ chuẩn xác là lưng và chân phải hoàn toàn tiếp xúc với bề mặt ghế, tư thế không chuẩn là lưng trống, bụng gập. Tư thế này sẽ làm căng cơ, ép lên phổi, cản trở hô hấp. Phải ngồi sâu trên ghế, lưng thẳng và dựa vào thành ghế. Ngồi trên mép ghế dễ bị trượt, nếu ghế không vững dễ làm thai phụ bị ngã.
Khi ngồi trên ghế có tựa, khớp đùi và khớp gối phải vuông góc với nhau, đùi ở trạng thái thẳng đứng.
Tư thế của thai phụ khi tắm
Tắm dễ trơn trượt nên rất nguy hiểm. Tư thế của thai phụ khi ra vào bồn tắm phải nắm chặt cạnh bồn, phải xem ghế đẩu và đệm trên mặt sàn có bị trơn trượt hay không.
Tư thế của thai phụ trong hoạt động lên xuống cầu thang
Do điều kiện nơi ở khác nhau, một số thai phụ phải lên xuống cầu thang. Tư thế của thai phụ khi lên xuống cầu thang không nên khom lưng hoặc ưỡn ngực, ưỡn bụng quá mức, chỉ cần thẳng sống lưng là được. Phải nhìn rõ bậc thang và bước từng bậc một, chỉ bước bằng đầu bàn chân sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là với những thai phụ đang ở giai đoạn cuối thai kỳ, bụng nhô lên làm khuất tầm nhìn, không nhìn được dưới chân. Phải chú ý không được bước lệch, đặt vững bàn chân rồi mới di chuyển cả cơ thể, nên vịn lan can để bước.
Tư thế của thai phụ khi ngồi dậy trên giường
Khi muốn ngồi dậy, đầu tiên tư thế của thai phụ phải thay đổi sang nằm ngửa, sau đó chuyển sang tư thế nửa ngồi nửa nằm rồi mới ngồi thẳng dậy. Không nên dùng lực ở bụng để ngồi thẳng dậy từ tư thế nằm ngửa.
Tư thế của thai phụ lúc cúi nhặt đồ vật
Khi cầm lên hoặc đặt xuống đồ vật, chú ý không nên ép lên bụng, không nên dùng tư thế không cong đầu gối mà chỉ nghiêng thân trên vê phía trước, bởi rất dễ gây đau lưng và eo. Phải dùng tư thế cong gối rồi ngồi xuống một cách an toàn, quỳ một chân trên mặt đất, áp chặt đồ vật cần lấy vào cơ thể, vượt thẳng hai gối rồi cầm lên. Bế một đứa trẻ từ dưới đất cũng như vậy. Khi mang nhưng vật lớn như chăn bông phải hạ cơ thể xuống, đè lên một chân sau đó đứng dậy.
Khi nhặt đồ vật trên sàn nhà, tư thế của thai phụ đầu tiên phải cong gối tiếp đó ngồi xuống rồi mới nhặt, sau đó đứng lên, không nên khom lưng nhặt đồ.