Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” trong trích đoạn “Đất nước”

Đề bài : Phân tích tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện trong trích đoạn “Đất Nước” trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm đã đăng

Mở bài: Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” trong trích đoạn “Đất nước”

Đất nước luôn là một chủ đề bao trùm trong thơ ca, đặc biệt là thơ ca thời kì chống Mĩ. Cảm nhận của các nhờ thơ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ có những nét rất riêng mang dấu ấn sự trải nghiệm bằng chính cuộc sống của mình, nhất là thơ của những cây bút trực tiếp cầm súng. Trong sự cảm nhận về đất nước của các nhà thơ thời kì chống Mĩ, thấm nhuần tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”, đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ nội dung tư tưởng ấy.

Thân bài: Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” trong trích đoạn “Đất nước”

Bao trùm cả đoạn thơ nói về đất nước là tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. Đây là một đoạn tiêu biểu nhất trong trường ca Mặt đường khát vọng. Nhà thơ viết để thức tỉnh nhân dân các đô thị miền Nam trong vùng bị giặc chiếm và rộng hơn là cho mọi người nhận thức lại một vấn đề đã trở nên quá quen thuộc, đó là vấn đề đất nước: Đất nước có tự bao giờ? Đất nước là gì? Ai làm nên đất nước… để từ đó mỗi người tự xác định trách nhiệm của mình đối với đất nước.

Thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng những chất liệu thuộc văn hóa dân gian một cách đậm đà và sáng tạo, từ ca dao, tục ngữ đến truyền thuyết, truyện cổ tích, từ những phong tục tập quán đến những chi tiết lấy từ đời sống hàng ngày của nhân dân như cau trầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo ta ăn hàng ngày đến hòn than, con cúi… Có khi tác giả giữ nguyên văn một câu ca dao nhưng chủ yếu là tác giả nhào nặn những chất liệu ấy bằng một cảm xúc với một cách nói mới khiến cho những câu thơ vừa hiện đại vừa thấm đẫm bất liệu dân gian, chẳng hạn như câu thơ:

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Lấy từ ý của câu ca dao:

Tay nâng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Câu thơ: “Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” là lấy từ bài ca dao nổi tiếng: “Khăn thương nhớ ai khăn rơi xuống đất/Khăn thương nhớ ai khăn vắt lên vai”…

Đoạn thơ được sáng tác theo thể tự do, các dòng thơ cũng như mạch cảm xúc và sự triển khai ý thơ khá tự do, thoải mái, có thể gọi là một thứ tùy bút thơ, nhưng thực ra nó vẫn có một trình tự kết cấu rất logic. Những liên tưởng dựa trên những câu ca dao, các môtíp thần thoại, truyện cổ tích và những chi tiết về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán… tựu trung để thể hiện đất nước trên các phương diện thời gian, không gian địa lí, lịch sử, bề dày văn hóa, phong tục tập quán, lối sống và tình cách dân tộc. Ở phương diện nào thì tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” cũng vẫn là tư tưởng cốt lõi, chi phối mọi cảm xúc của sáng tạo nghệ thuật.

Đó cũng chính là đặc điểm cơ bản của thơ Nguyễn Khoa Điềm, vừa chính luận, triết lí, vừa tình cảm thhiết tha. Chính vì thế khi nói về lịch sử đất nước, tác giả không nói như các nhà lịch sử đưa ra những sử liệu mà bằng cách để cho ta nghe từ thuở ấu thơ, là miếng trầu của bà ăn, cái kèo, cái cột tro nhà, hạt gạo ta ăn hàng ngày đến tình nghĩa của cha mẹ:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.

Những câu thơ không phải chỉ cụ thể hóa khái niệm đất nước bằng những cái thường ngàu dần gũi trong đời sống con người mà còn gợ lên một bề dày lịch sử mốn nghìn năm và chiều sâu của một nền văn hóa phong phú, lâu đời của dân tộc. Những câu thơ cũng không phải chỉ nhắc đến những phong tục tập quán, truyền thống đánh giặc giữ nước mà còn gợi đến các truyền thuyết, các truyện cổ tích vào loại cổ xưa nhất của dân tộc: truyện cổ tích Sự tích trầu cau, truuyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc… và dưới tầng sâu của những câu chữ ấy còn nhắc ta nhớ đến những người đã làm nên đất nước, tức là những người đã sáng tạo ra nền văn hóa, đã tạo ra những truyện dân gian và truyền thống ấy. Họ chính là nhân dân, những con người vô danh giản dị nhưng vô cùng thông minh. Chính họ đã làm ra đất nước. Lời thơ như những lời trò chuyện tâm tình thủ thỉ về những kỉ niệm của chính mình.

Lịch sử của đất nước đã trải qua bốn nghìn năm xây dựng và bảo vệ, khi nghĩ về chiều dài truyền thống dân tộc thường người ra nghĩ về những triều đại, đến những bậc vua chúa và những anh hùng trong sử sách, nhưng đất nước đâu phải chỉ có những bậc vua chúa và những anh hùng lưu danh ấy, đâu chỉ có riêng họ làm nên đất nước, vì thế khi nghĩ về lịch sử bốn nghìn năm, Nguyễn Khoa Điềm chỉ điểm lại các triều đại mà không nhắc đến tên tuổi các anh hùng dân tộc nổi tiếng. Nhà thơ nhấn mạnh đến vô vàn những con người vô danh bình dị trong suốt bốn nghìn năm lịch sử:

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.

Những con người vô danh ấy chính là nhân dân, họ là một tập thể những anh hùng vô danh. nr Họ sống rất giản dị, họ chính là những người sáng tạo ra đất nước và họ không tiếc máu xương để chiến đấu bảo vệ đất nước. Họ chiến đấu và hi sinh không phải đem lợi ích gì cho cá nhân họ, cũng không phải để lại dòng tên lưu danh mà vì lẽ thiêng liêng cao cả là bảo vệ đất nước. Họ cũng chính là những người đã giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau giá trị văn hóa, tinh thần, vật chất của đất nước, của dân tộc, từ hạt lúa với nền văn minh lúa nước, ngọn lửa tạo nên bước tiến của loài người đến những giá trị tinh tần quý báu như ngôn ngữ, giọng nói của cha ông, phong tục tập quán, tên xã tên làng… Họ cũng chính là những người an hùng văn hóa:

Họ giữ lửa truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân.

Những câu thơ không chỉ thể hiện sự nhận thức sâu sắc mà còn ẩn chứa biết bao cảm xúc chân thành của nhà thơ trước những hi sinh thầm lặng và những đóng góp lớn lao của những người vô danh trong suốt chiều dài lịch sử.

Đất nước là máu xương của những con người vô danh, là truyền thống lâu đời của dân tộc tồn tại mãi cho đến ngày hôm nay nhưng đất nước cũng là một không gian địa lí cụ thể từ thuở xa xưa “thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông:, từ thuở một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, người lên núi, kẻ xuống biển sinh cơ lập nghiệp, đất nước còn là không gian gần gũi với đời sống mỗi người: “Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm”, với tình yêu tuyệt vời của đôi lứa “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Cái không gian ấy cũng là cái không gian sinh tồn trong cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ vẫn giữ gìn mãi những nét đẹp trong phong tục tập quán, cội nguồn làm nên sức mạnh của dân tộc:

Những ai đã khuât

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặ dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biến cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

Từ quan niệm “Đất Nước của nhân dân”, tác giả đã có những phát hiện sâu sắc và mới mẻ về những thắng cảnh của đất nước, đồng thời là niềm tự hào của dân tộc nghìn năm văn hiến:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những hòn núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

………………………..

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, bà Đen, bà Điểm.

Từ sự tích núi Vọng Phu đến hòn Trống Mái, từ lịch tích Thánh Gióng đến sự tích chín mươi chín con voi quây quần thuần phục nơi đất tổ Hùng Vương, từ những sự tích về núi Bút non Nghiên, thắng cảnh Hạ Long đến những địa danh ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm… mỗi danh lam thắng cảnh đều gắn với một truyền thuyết riêng, tạo nên một thời gian cổ tích huyền thoại. Những thắng cảnh ấy đâu phải chỉ là những vật vô tri vô giác ngẫu nhiên do kiến tạo địa lí mà là do những con người cùng hóa thân mình tạo dựng làm nên những vẻ đẹp của đất nước. Từ những danh lam thắng cảnh cụ thể ấy, tác giả đi đến khái quát sâu sắc bằng những câu thơ giàu triết lí:

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dánh hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…

Và khi nói về “Đất Nước của Nhân dân”, một cách tự nhiên, tác giả trở về với ngọn nguồn phong phú đẹp đẽ của nền vă hóa vă học dân gian mà tiêu biểu là ca dao. Vẻ đẹp tinh thần của nhân dân, hơn đâu hết, được thể hiện trong ca dao và cổ tích: “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”. Tư tưởng cốt lõi của đoạn thơ đến đây được gợi lên một cách trực tiếp thật giản dị mà cũng thật độc đáo. Đến với thơ ca, tác giả chỉ chọn ba câu thơ trong kho tàng ca dao dân gian để nói về ba phương diện quan trọng nhất của đời sống dân tộc. Thật say đắm trong tình yêu “yêu em từ thuở trong nôi”, quý trọng tình nghĩa: “quý công cầm vàng những ngày lặn lội” nhưng cũng thật quyết liệt trong căm thù và chiến đấu: “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/Đi trả thù mà không sợ dài lâu”. Đấy là những phẩm chất tạo nên vẻ đẹp và sức mạnh kì diệu của dân tộc Việt Nam trong suốt bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” thực ra không phải nói đến Nguyễn Khoa Điềm và thơ ca chống Mĩ mới có mà nó đã xuất hiện từ thời xa xưa. Thơ ca chống Mĩ chỉ là sự kế tục, làm phong phú, sâu sắc thêm cảm hứng này. Từ thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã quan niệm “lật thuyền mới biết dân như nước”. Phan Bội Châu cũng đã từng viết “dân như nước, nước là nước dân”.

Kết luận: Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” trong trích đoạn “Đất nước”

Đây là những nhận thức vô cùng đúng đắn, nhưng phải đến giai đoạn chống Mĩ, tư tưởng này mới lại một lần nữa đực nhận thức sâu sắc thêm bởi những vai trò, những đóng góp to lớn, những hi sinh anh dũng của nhân dân trong cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc. Và với Nguyễn Khoa Điềm, từ tưởng này được thể hiện rõ nhất và được nâng lên thành cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Đây là một đóng góp rất quý báu của Nguyễn Khoa Điềm đối với việc bồi dưỡng tình cảm yêu nước cho người đọc.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *