USP là gì? là câu hỏi được quan tâm gần đây. Các nhà quản trị doanh nghiệp và nhà làm Marketing đặc biệt quan tâm chủ đề này. Có thể nói, USP tạo ra những điểm khác biệt của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.Nếu bạn đang quan tâm chủ đề này thì mời bạn cùng Totvadep.com tìm hiểu về USP ngay nhé.
Trong bài viết, bạn sẽ nhận được những câu trả lời cho thắc mắc USP là gì? Vai trò của USP như thế nào? Những thương hiệu mạnh đã làm gì để sử dụng hiệu quả USP? Đặc biệt, cuối bài viết sẽ là những bước hướng dẫn cụ thể giúp bạn tạo ra USP độc đáo cho riêng bạn. Hãy đọc bài viết và bắt đầu suy nghĩ để tạo ra USP cho riêng bạn. Bắt đầu nào!
NỘI DUNG TÓM TẮT
1. USP là gì?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, có khá nhiều cách định nghĩa gần giống nhau về USP. Dưới đây là cách hiểu chính xác và gãy gọn nhất:
“USP (Unique Selling Point) có thể dịch nghĩa ra là đặc điểm bán hàng độc nhất. USP được coi là cách để doanh nghiệp nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ khác, bằng cách tạo ra giá trị độc nhất của doanh nghiệp – những thứ mà các doanh nghiệp khác không có được.”
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
USP có thể được coi là “những gì bạn có mà đối thủ cạnh tranh của bạn không.” Một trong những công cụ Marketing tuyệt vời là sử dụng USP để khẳng định vị trí sản phẩm của doanh nghiệp và bán sản phẩm của bạn.
2. USP mang lại lợi ích gì ?
Chỉ bằng một thông điệp đáng nhớ, một USP tốt, súc tích và độc đáo sẽ giúp giải thích rằng sản phẩm mang lại lợi ích gì cho khách hàng. Từ đó, nó giúp cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp “gây ấn tượng” được với khách hàng.
Từ trước đến nay, có nhiều công ty đã dựa trên Điểm bán hàng độc nhất của mình để xây dựng khẩu hiệu (slogan) của họ, điều này giúp truyền tải tốt điểm đặc biệt của sản phẩm đến với nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể. Một USP rõ ràng có thể là một công cụ hiệu quả để giúp bạn định hình và tập trung vào các mục tiêu Marketing để thiết lập thành công thương hiệu và sản phẩm.
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Một điều đáng nói để nhìn nhận tầm quan trọng của việc xác định USP là ở chỗ:
Giả sử bạn đang biết điều gì là điểm khác biệt của sản phẩm/ doanh nghiệp bạn so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, bạn không thể truyền đạt rõ ràng thông điệp này cho khách hàng tiềm năng của bạn. Những sản phẩm Marketing mà bạn tạo ra không giúp thương hiệu của bạn ấn tượng với khách hàng, thì điều đó vẫn chưa tạo ra được sự khác biệt.
Đó là lý do tại sao doanh nghiệp cần xác định rõ USP – tức là xác định điểm riêng biệt độc nhất của mình và kết hợp với chiến lược Marketing phù hợp.
3. Làm thế nào để phát triển USP độc đáo và mạnh mẽ?
Hãy nhớ rằng USP không phải là một khẩu hiệu nhưng một khẩu hiệu tốt sẽ tóm tắt toàn bộ USP đầy đủ trong một câu để làm cho nó có tác động và gây ấn tượng với khách hàng.
Mục đích của USP cốt lõi là trả lời một câu hỏi: “Tại sao khách hàng tiềm năng nên mua hàng của bạn?”. Một USP thành công có thể chỉ là một vài từ (như slogan) hoặc một đoạn văn. Số lượng từ không quan trọng, miễn là bạn nắm bắt và nêu rõ lời hứa cho khách hàng, giúp bạn bạn khác biệt và tạo nên sự mong muốn.
Xác định USP của bạn bắt đầu với việc nghiên cứu thị trường. Bước đầu tiên để thiết lập kết nối mạnh mẽ với khách hàng là tìm hiểu điều gì thúc đẩy quyết định mua hàng của họ và những gì họ quan tâm. Có nhiều tính năng bán hàng khác nhau, chẳng hạn như tiện lợi, chất lượng, thân thiện, độ tin cậy, sự sạch sẽ, dịch vụ khách hàng,… có thể ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng và lôi kéo họ quay trở lại.
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Bạn phải thực hiện nghiên cứu thị trường để tìm hiểu lý do tại sao khách hàng hiện tại của bạn đang chọn thương hiệu của bạn trong cạnh tranh giữa các thương hiệu khác. Nếu bạn đang khởi sự doanh nghiệp và không có khách hàng có thể cung cấp cho bạn cái nhìn như vậy, hãy nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn và tìm kiếm những lĩnh vực mà bạn có thể cải thiện và đổi mới.
Hiểu rõ điều gì làm cho công ty của bạn trở nên đặc biệt ngay từ đầu sẽ giúp bạn phát triển nhanh hơn. Nhiều khách hàng sẽ mua hàng từ bạn hơn và đạt được thu hồi thương hiệu tốt hơn.
USP thường được nhóm thành các loại sau: giá, chất lượng, dịch vụ, tốc độ, lựa chọn, tiện lợi, đảm bảo, tùy chỉnh, độc đáo và chuyên môn hóa. Chọn một trong đó sẽ là cốt lõi của lời hứa của bạn và làm việc từ đó.
4. Hướng dẫn các bước để xây dựng USP độc đáo cho riêng bạn
Để kết tinh và truyền đạt những điểm mạnh độc đáo của bạn, hãy đặt ra và trả lời những câu hỏi sau:
-
-
-
- Sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có đặc biệt gì?
- Những gì mà sản phẩm doanh nghiệp có nhưng đối thủ cạnh tranh lại không có?
- Điều khác biệt đó có dễ dàng bị sao chép?
- Sức mạnh này có thể được truyền đạt dễ dàng không?
-
-
Ngày nay, khi sự phát triển vượt bậc của công nghệ gần như đã thay đổi nhiều trong phương thức làm marketing. Marketing online gần như đã và đang trở thành công cụ đắc lực cho doanh nghiệp thì việc truyền tải USP sao cho “khéo léo” lại là một bài toán khá đau đầu. Nhưng không sao, tất cả đều có cách giải quyết bạn nhé.
Bước 1: Đặt các câu hỏi tại sao
Hãy đặt các câu hỏi liên quan đến sản phẩm của bạn. Ví dụ, bạn là một doanh nghiệp bán đồ cho dân phượt và đang loanh quanh trong bài toán tìm ra USP, bạn có thể đặt các câu hỏi thế này:
Tại sao mọi người lại thích đi phượt? Tại sao họ lại thích phượt xe máy? Họ thích đi phượt ở đâu? Họ thích đi lên núi hay đi ra vùng biển? Họ thích đi vào khoảng thời gian nào?…
Trong mỗi câu hỏi lại có thêm các câu hỏi con, ví dụ: Nếu họ thích lên núi => Tại sao lại thích?
Những câu hỏi thế này sẽ giúp bạn hình dung về sản phẩm của mình, về khách hàng, để từ đó tìm được USP thực phù hợp và độc đáo
Bước 2: Tự đặt mình vào vị trí khách hàng để trả lời
Một USP tốt sẽ không chỉ độc đáo thôi mà còn cần phù hợp và thực tế nữa. Vậy nên, đóng vai khách hàng để trả lời không những giúp bạn tìm hiểu được thêm về insights khách hàng, mà còn qua đó hiểu sứ mệnh của USP. Nghĩa là, bạn không chỉ cần đem lại lợi ích độc đáo nhất và nổi bật nhất mà lợi ích sản phẩm đó còn phải cần thiết với khách hàng.
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Bước 3: Hiểu khách hàng muốn gì
Trả lời xong các câu hỏi, bạn sẽ hình dung ra thứ khách hàng muốn ở bạn. Ví dụ, khách hàng muốn đồ phượt đơn giản nhưng an toàn, muốn đồ phượt nhẹ nhàng hơn vì họ thường phải đeo đồ nặng,… USP của bạn nên phù hợp với thứ khách hàng muốn
Bước 4: Vậy giá trị của bạn là?
Đến bước này, hãy nhìn vào chính doanh nghiệp của bạn. Bạn có những giá trị gì, hãy liệt kê đầy đủ. USP nói một cách đơn giản chính là giá trị độc nhất của bạn. Bạn cần hiểu mình có gì, để tìm được thứ độc nhất trong những gì bạn có.
Câu hỏi quan trọng lúc này là: Bạn phục vụ gì cho khách hàng, giá trị của bạn và nhu cầu của khách hàng có thể sẽ gặp nhau tại đâu?
Bước 5: Xác định trong số giá trị đó, điều gì khiến khách hàng chọn bạn chứ không phải đối thủ?
Trong số những giá trị bạn đã liệt kê ở bước 4, hãy chọn một điều mà bạn tâm đắc nhất, đó chính là USP của bạn.
Ví dụ, bạn muốn giảng dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ, trên thị trường lại có rất nhiều trung tâm anh ngữ trẻ em. Tuy nhiên, đa phần họ đều dạy trong lớp học và chưa có nơi nào vừa học ngôn ngữ vừa gần gũi với thiên nhiên. Phụ Huynh cần con của họ học từ môi trường tự nhiên và phát triển nhận thức một cách tự nhiên nhất, bạn là người sẽ cung cấp điều đó. Vậy, đấy là USP của bạn.
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Việc xác định USP cần thiết thực, cần nổi bật và thực sự có ích, vì chúng sẽ theo bạn đến suốt sau này, là cách để khách hàng mãi nhớ về bạn. Cảm ơn Vinalink đã xây dựng cơ sở hướng dẫn 5 bước trên. Totvadep.com tin rằng khi bạn làm được đúng và đủ 5 bước này, việc xác định USP của bạn thực sự đã trở nên dễ dàng hơn.
Kết luận
Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu USP là gì? Và tầm quan trọng của việc xác định USP đối với doanh nghiệp. Thông qua các câu hỏi tự đặt ra cho bản thân doanh nghiệp bạn cùng những hướng dẫn 5 bước cụ thể, chúng tôi hy vọng đã góp phần giúp hiện thực hóa Đặc điểm bán hàng độc nhất của bạn.
>>> Xem thêm: Trade Marketing là gì? Trade Marketing thời đại 4.0 tại đây
Nếu có bất cứ thắc mắc gì cần trao đổi thêm, mời bạn để lại ý kiến trong phần bình luận bên dưới nhé. Totvadep.com luôn ghi nhận và lắng nghe đóng góp từ độc giả. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này. Chúc bạn áp dụng thành công.