Ủy nhiệm chi là gì? Những điều bạn cần biết

Ủy nhiệm chi là gì? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ỦY NHIỆM CHI

Hiện nay, các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện thanh toán và giao dịch với ngân hàng ngày càng nhiều. Một trong số những lệch tiêu biểu mà khách hàng thường sử dụng là Lệnh chi hay còn gọi là Ủy nhiệm chi.

Đây trở thành một phương thức giao dịch được nhiều chủ tài khoản sử dụng trong thời gian gần đây. Nếu bạn quan tâm đến lệnh chi này và chuẩn bị sử dụng Ủy nhiệm chi trong thời gian tới mà chưa hiểu rõ về thuật ngữ này thì Totvadep.com xin mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Ủy nhiệm chi là gì? 

Theo định nghĩa từ Wikipedia, Ủy nhiệm chi (UNC) hoặc lệnh chi là phương tiện thanh toán mà chủ tài khoản lập lệnh thanh toán theo mẫu do Ngân hàng quy định, gửi cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.

Ủy nhiệm chi là gì?

Định nghĩa này được trang Thukyluat.vn diễn giải chi tiết như sau:

  1. Ủy nhiệm chi là sự ủy quyền của người có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng. Hình thức của ủy quyền theo mẫu in sẵn của ngân hàng. Người có nghĩa vụ thanh toán điền và ký vào ủy quyền này;
  2. Người được ủy quyền chính là ngân hàng. Dưới góc độ pháp luật ngân hàng thì việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện lệnh chi cho khách hàng chính là hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng có thu phí;
  3. Nội dung công việc ủy quyền là trích tiền từ tài khoản của người có nghĩa vụ thanh toán để trả cho người thụ hưởng số tiền ghi trên lệnh chi đó.

Ví dụ: Bà Trần Ngọc X mua một đơn hàng của ông Nguyễn Văn Y với hình thức thanh toán là chuyển khoản, Bà Trần Ngọc X sẽ đến Ngân hàng (nơi bà X mở tài khoản) lập ủy nhiệm chi nhờ Ngân hàng trích một khoản tiền từ tài khoản của mình để thanh toán cho ông Nguyễn Văn Y.

Một số lưu ý về UNC 

  • Ủy nhiệm chi phải do Khách hàng lập, ký và chỉ căn cứ vào lệnh đó để trích tiền từ tài khoản khách hàng chuyển trả cho đơn vị thụ hưởng. 
  • Việc Ngân hàng tự động trích tài khoản của khách hàng là không được phép trừ trường hợp đã có thỏa thuận trước bằng văn bản.
  • Ủy nhiệm chi không có nghĩa là ủy nhiệm cho ngân hàng chi hộ, ủy nhiệm chi phải do Khách hàng lập, ký và ngân hàng chỉ căn cứ vào lệnh đó để trích tiền từ tài khoản khách hàng chuyển trả cho đơn vị thụ hưởng. 
  • Việc NH tự động trích tài khoản của KH là không được phép trừ trường hợp đã có thỏa thuận trước bằng văn bản.

Ủy nhiệm chi được dùng để làm gì?

Người ta sẽ dùng lệnh chi này trong các mục đích như sau: 

  1. Ủy nhiệm chi có thể sử dụng để thanh toán, chuyển tiền giữa hai tài khoản trong cùng hệ thống. Nếu sử dụng UNC để thanh toán thì khi thực hiện lệnh chi, số tiền của lệnh này sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng.
  2. Chuyển tiền ngoài hệ thống: Nếu dùng UNC để chuyển tiền ngoài hệ thống thì sẽ trả cho người thụ hưởng qua tài khoản Chuyển tiền phải trả.

Thông thường UNC sẽ có 2 liên, bao gồm:

Liên 1: Ngân hàng giữ lại

Liên 2: Sau khi ngân hàng xác nhận sẽ đóng dấu và trả lại cho khách hàng để kế toán doanh nghiệp căn cứ làm hạch toán

Một giấy ủy nhiệm chi hợp lệ thường sẽ bao gồm các yếu tố cơ bản nào?

  • Chữ lệnh chi/ủy nhiệm chi, số seri là yếu tố bắt buộc đầu tiên.
  • Tiếp đến là phần họ tên, địa chỉ và số hiệu tài khoản người trả tiền.
  • Chắc chắn sẽ không thể thiếu tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền.
  • Tiếp theo là họ tên, địa chỉ và số hiệu tài khoản của người thụ hưởng.
  • Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng.
  • Số tiền thanh toán bằng chữ và số.
  • Nơi và ngày tháng lập ủy nhiệm chi.
  • Chữ ký của chủ tài khoản hoặc chữ ký của người được chủ tài khoản ủy quyền.
  • Các yếu tố khác có liên quan do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định theo đúng pháp luật.

Lợi ích và bất lợi khi sử dụng ủy nhiệm chi là gì?

Lợi ích khi sử dụng Ủy nhiệm chi

Phương thức thanh toán ủy nhiệm chi thường được diễn ra khá nhanh chóng và đơn giản. Bởi người thụ hưởng không còn phụ thuộc quá nhiều vào thời gian chi trả của người trả tiền.

Chủ tài khoản có thể ủy thác hoàn toàn cho ngân hàng giao dịch thanh toán trực tiếp với người thụ hưởng. 

Quá trình thanh toán bằng ủy nhiệm chi diễn ra tuyệt đối an toàn và ít có sơ sót xảy ra.

Hình ảnh minh họa (Nguồn : Internet)

Bất lợi khi sử dụng Ủy nhiệm chi

Trong trường hợp tài khoản người trả tiền không có đủ số dư thì sẽ dễ gây ra chậm trễ thanh toán trong quá trình thanh toán cho bên thụ hưởng. Lúc này ngân hàng có thể sẽ từ chối thực hiện thanh toán và sẽ thực hiện thanh toán lại khi bên trả tiền bổ sung tiền vào tài khoản.

Người trả tiền phải trả một khoản phí cho bên ngân hàng thương mại thực hiện ủy nhiệm chi.

Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi

Theo Bepro, quy trình thanh toán ủy nhiệm chi sẽ bao gồm 3 bước:

Bước 1: Người trả tiền làm thủ tục ủy nhiệm chi qua ngân hàng khi có nhu cầu chi trả. Theo đó ủy nhiệm chi phải ghi đầy đủ thông tin theo đúng mẫu mà pháp luật quy định mới được xem là hợp lệ.

Bước 2: ngân hàng phục vụ phải trả tiền làm thủ tục trích tiền trên tài khoản người chi trả khi nhận được ủy nhiệm chi và tiến hành thủ tục chuyển tiền với ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.

quy trinh thuc hien uy nhiem chi

Quy trình thực hiện UNC

Bước 3: Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sẽ tiến hành làm thủ tục thanh toán nhanh chóng đối với người thụ hưởng. Lúc này giao dịch ủy nhiệm chi chính thức hoàn tất.

Một số thao tác Ngân hàng sẽ làm khi tiến hành giao dịch ủy nhiệm chi

Khi đã nhận được ủy quyền nhiệm chi cho khách hàng được chuyển đến dưới dạng chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử thì ngân hàng sẽ phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của ủy nhiệm chi. Đồng thời, Ngân hàng còn kiểm tra việc đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng.

Uy nhiem chi tai ngan hang

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Nếu ủy nhiệm chi không hợp lệ hoặc không hợp pháp, hoặc số tiền ghi trên ủy nhiệm chi vượt quá số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng thì ngân hàng sẽ nhanh chóng thông báo cho người lập ủy nhiệm chi, trả lại giấy tờ ủy nhiệm chi và từ chối thực hiện lệnh chi đó nếu các bên trước đó không có thỏa thuận nào khác.

Nếu ủy nhiệm chi hợp lệ, hợp pháp và số tiền ghi trên ủy nhiệm chi được đảm bảo về khả năng thanh toán thì ngân hàng cần sẽ nhanh chóng tiến hành chi trả cho người thụ hưởng, trích tiền từ tài khoản của người thụ hưởng.

Tham khảo một số mẫu Ủy nhiệm chi của các Ngân hàng hiện hành

Mẫu Ủy nhiệm chi của Techcombank

uy nhiem chi Techcombank

Mẫu Ủy nhiệm chi của Ngân hàng quân đội (MB)

uy nhiem chi MB bank

Mẫu Ủy nhiệm chi của Ngân hàng Á Châu (ACB)

uy nhiem chi ACB

  • Mẫu Ủy nhiệm chi của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribankuy nhiem chi agribank
  • Mẫu Ủy nhiệm chi của GPbank
  • uy nhiem chi GPBANK

Mẫu Ủy nhiệm chi của Vietcombank

uy nhiem chi Vietcombank

KẾT LUẬN

Bài viết này đã cung cấp cho bạn khái niệm về Ủy nhiệm chi và những điều cần thiết phải biết về thuật ngữ này. Bên trên chúng tôi cũng đã cung cấp một số mẫu Ủy nhiệm chi của các ngân hàng lớn hiện nay như Techcombank, ACB, MB, Vietcombank,… Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này. Chúc bạn một ngày vui khỏe!

>>> Xem thêm: Capital working là gì? Vốn lưu động bao nhiêu là đủ tại đây bạn nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *