VCCI là gì? Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

VCCI là viết tắt của một tổ chức quốc gia bảo vệ quyền lợi của các Doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều muốn trở thành hội viên của tổ chức này để được VCCI bảo vệ quyền lợi và thúc đẩy quan hệ hợp tác.

Do đó, VCCI chắc hẳn được các doanh nghiệp quan tâm. Vậy VCCI là tổ chức gì? Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của VCCI như thế nào? Bài viết này xin được thông tin đến bạn đọc nhé. 

1. VCCI là gì?

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, VCCI là viết tắt của từ tiếng Anh “Vietnam Chamber of Commerce and Industry”  nghĩa là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

VCCI viết tắt là gì? 

Đây là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, chủ lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam. Tổ chức VCCI là tổ chức phi lợi nhuận, phi quốc gia, độc lập, tự chủ về tài chính và có tư cách pháp nhân.

2. Tổng quan về VCCI 

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có Trụ sở chính tại Số 9 phố Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa.

  • Vị trí: Hà Nội, Việt Nam
  • Vùng phục vụ: Việt Nam
  • Trang web: vcci.com.vn

Hoạt động của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ các doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học – công nghệ giữa Việt Nam với các nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Như đã đề cập ở trên, VCCI là một tổ chức độc lập, phi chính phủ , phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân và tự chủ về tài chính.

Hay nói cách khác đơn giản hơn, VCCI hoạt động với mục đích là bảo vệ, hỗ trợ cho cộng động doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm phát triển kinh tế- xã hội trong nước, thúc đẩy sự tăng trưởng hợp tác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi với nước ngoài về các mặt như kinh tế, thương mại, công nghệ, khoa học kĩ thuật.

3. Chức năng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI là gì?

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có 2 chức năng chính sau đây:

Thứ nhất, VCCI là đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp và người sử dụng lao động ở Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế.

Thứ hai, VCCI thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, doanh nhân, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học – công nghệ và các hoạt động kinh doanh khác của các doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài.

4. Nhiệm vụ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI là gì?

Các nhiệm vụ chủ yếu của VCCI là:

Thứ nhất, VCCI nghiên cứu ý kiến của các doanh nghiệp để phản ánh, kiến nghị và tham mưu cho Nhà nước các vấn đề về pháp luật, chính sách kinh tế – xã hội nhằm cải thiện môi trường kinh doanh;

Thứ hai, Tổ chức này tham gia xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế;

Thứ ba, VCCI tổ chức các diễn đàn, đối thoại giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước với đại diện người lao động và với các tổ chức hữu quan khác ở trong và ngoài nước để trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và môi trường kinh doanh;

Thứ tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong các quan hệ kinh doanh trong nước và quốc tế;

Thứ 5, VCCI tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, nâng cao trách nhiệm xã hội, đạo đức và văn hóa kinh doanh, bảo vệ môi trường

Thứ 6, tập hợp và liên kết với các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam, hợp tác với các Phòng thương mại và công nghiệp, các tổ chức hữu quan khác ở nước ngoài.

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (Nguồn ảnh: Internet)

Thứ 7, Xây dựng, quảng bá và nâng cao uy tín doanh nghiệp, doanh nhân, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam; thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh doanh và đầu tư ở trong và ngoài nước như: chắp mối và giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến khác;

Thứ 8, Tổ chức đào tạo bằng những hình thức thích hợp để phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nhân nâng cao kiến thức, năng lực quản lý và kinh doanh;

Thứ 9, Giúp đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và ở nước ngoài;

Thứ 10, Cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam và chứng thực các chứng từ cần thiết khác trong kinh doanh; xác nhận các trường hợp bất khả kháng;

Thứ 11, Giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước giải quyết bất đồng, tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải hoặc trọng tài; phân bổ tổn thất chung khi có yêu cầu.

5. Cơ cấu tổ chức VCCI 

Hình ảnh minh họa VCCI Hà Nội

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được cơ cấu như sau:

  • Đại hội Đồng VCCI
  • Ban Thường trực VCCI:
  • Chủ tịch: Vũ Tiến Lộc
  • Phó Chủ tịch: Hoàng Quang Phòng
  • Phó Chủ tịch: Đoàn Duy Khương
  • Phó Chủ tịch: Võ Tân Thành
  • Tổng Thư ký: Nguyễn Quang Vinh
  • Phó Tổng Thư ký:
  • Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng

(Cơ cấu tổ chức này được cập nhật mới nhất: ngày 28 tháng 2 năm 2020)

6. Cách để trở thành hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI là gì?

Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sẽ là một tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp, mang lại cho công ty hay doanh nghiệp của bạn điều kiện thuận lợi và cần thiết để phát triển. Trong hoạt động kinh doanh, chắc chắn các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, với nhiệm vụ và chức năng đã được trình bày phía trên của VCCI, bất kì doanh nghiệp nào cũng mong muốn tham gia vào tổ chức này để được đảm bảo các quyền lợi và sự hỗ trợ kịp thời khi là thành viên.

Quy trình làm thủ tục để gia nhập vào VCCI như sau:

Đầu tiên, Doanh nghiệp phải gửi đơn (bao gồm đơn theo mẫu của Phòng, giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép thành lập) đến Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hoặc các chi nhánh văn phòng đại diện khác. Hiện nay, VCCI có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, còn các văn phòng thì ở các thành phố lớn đều có như Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng.

Tiếp theo, Ban thường trực sẽ xem xét hồ sơ của doanh nghiệp và tiến hành phê duyệt. Nếu được chấp thuận thì doanh nghiệp sẽ được thông báo về quyết định chấp nhận làm thành viên. Sau khi nhận được thông báo doanh nghiệp phải đóng lệ phí theo quy định về doanh số.

Lệ phí tham gia: Tùy vào quy mô doanh nghiệp mà VCCI có các mức phí khác nhau cho các thành viên. Doanh nghiệp đóng 3 triệu trên năm nếu doanh số dưới 10 tỷ đồng, từ 10- 50 tỷ đóng 7 triệu trên năm, trên 50 tỷ đóng 15 triệu trên năm. Doanh nghiệp chỉ được công nhận là hội viên chính thức sau khi đóng lệ phí trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo.

Kết luận

Totvadep.com đã giải đáp VCCI là gì? Bên cạnh đó, chúng tôi cung cấp thông tin tổng quan về Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) từ trụ sở đến nhiệm vụ, chức năng và cách thức để doanh nghiệp đăng ký thành viên. Hy vọng bài viết trên hữu ích cho các bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

>>> Xem thêm: CPTPP là gì?

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *