Working capital là gì? Vốn lưu động bao nhiêu là đủ?

Working capital là gì? Vốn lưu động khác Vốn cố định như thế nào? Vốn lưu động bao nhiêu là đủ?

Chắc hẳn mọi người cũng đã biết, đối với những nhà quản trị doanh nghiệp Vốn lưu động (VLĐ) hay Working capital không phải là một khái niệm gì xa lạ bởi đây là chỉ tiêu vô cùng quan trọng trong quá trình vận hành doanh nghiệp. 

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, có rất nhiều người bắt đầu công việc làm ăn của riêng mình và tự thành lập doanh nghiệp. Để bắt đầu vận hành một doanh nghiệp, những nhà quản trị này cần phải quan tâm đến rất nhiều những chỉ tiêu tài chính quan trọng. Một trong số đó, phải kể đến Working Capital hay còn gọi là Vốn lưu động (VLĐ). Bên cạnh đó, Chỉ số Vốn lưu động cũng rất khó hình dung đối với các nhà đầu tư. 

Vì vậy, trong bài viết này Totvadep.com sẽ tổng hợp những kiến thức về vốn lưu động, những khái niệm xung quanh nó để bạn có cái nhìn tổng quát về Vốn lưu động nhé!

Đây là một khái niệm có rất nhiều vấn đề cần phân tích nhưng chúng ta cùng bắt đầu với khái niệm cơ bản nhất: Working capital là gì?

Working capital là gì?

Theo Govalue, Vốn lưu động (Working capital) là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có, phục vụ cho các hoạt động diễn ra hằng ngày của doanh nghiệp. Các hoạt động diễn ra hằng ngày của doanh nghiệp như Tiền mua mới nguyên liệu, tiền trả lương cho nhân viên, thanh toán các khoản nợ ngân hàng đến hạn…

Một doanh nghiệp có lợi nhuận cao đến đâu, nhưng nếu không đáp ứng đủ vốn lưu động cũng sẽ khiến việc kinh doanh bị gián đoạn. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới phá sản.

Theo Bách Khoa toàn thư mở (Wikipedia), Vốn lưu động (thuật ngữ tiếng Anh: Working capital, viết tắt WC) là một thước đo tài chính đại diện cho thanh khoản vận hành có sẵn cho một doanh nghiệp, tổ chức hoặc thực thể khác, bao gồm cả cơ quan chính phủ. Cùng với các tài sản cố định như nhà máy và thiết bị, vốn lưu động được coi là một phần của vốn hoạt động. Vốn lưu động được tính như tài sản hiện tại trừ nợ ngắn hạn.

Working Capital là gì? (Nguồn: https://vietnambiz.vn)

Một công ty có thể được ưu đãi với tài sản và lợi nhuận nhưng có khả năng thanh khoản thấp nếu tài sản của nó không thể dễ dàng được chuyển đổi thành tiền mặt.

Vốn lưu động lớn hơn 0 là cần thiết để đảm bảo rằng một công ty có thể tiếp tục các hoạt động của nó và nó có đủ các quỹ để đáp ứng cả nợ ngắn hạn trưởng thành cũng như các chi phí vận hành sắp tới. Việc quản lý vốn lưu động liên quan đến quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu và phải trả, và tiền mặt.

Tính vốn lưu động bằng cách nào?

Như đã nhắc đến ở trên, Vốn lưu động (Working capital) được tính bằng:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Trong đó:

Tài sản ngắn hạn bao gồm:

  •  Tiền và các khoản tương đương tiền, 
  • Hàng hóa tồn kho, 
  • Nguyên vật liệu,
  •  Các khoản phải thu ngắn hạn hay các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,…

Nợ ngắn hạn là những khoản phải trả của công ty trong ngắn hạn (trong vòng 1 năm) bao gồm:

  • Vay và nợ ngắn hạn, 
  • Phải trả thu ngắn hạn cho khách hàng, 
  • Lương cho nhân viên, công nhân, 
  • Thuế phải nộp…

Cách tính vốn lưu động (Nguồn ảnh: https://www.ncb-bank.vn)

Bạn có thể dễ dàng lấy tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn trên báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp.

Ví dụ: Một doanh nghiệp X có các tài sản ngắn hạn và nợ phải trả trong ngắn hạn như sau:

Bảng 1: Tài sản và nợ phải trả ngắn hạn của X

TÀI SẢN NGẮN HẠN

NỢ PHẢI TRẢ NGẮN HẠN

Tiền mặt: 1000 tỷ VND Nợ phải trả: 800 tỷ VND
Tài khoản phải thu: 800 tỷ VND Nợ thương mại khác: 700 tỷ VND
Hàng tồn kho: 1200 tỷ VND

Như vậy, VLĐ = 3000 tỷ – 1500 tỷ = 1500 tỷ (VND)

Ý nghĩa của vốn lưu động

  • Vốn lưu động dương

Vốn lưu động dương chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn.

Cơ cấu tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp

Trong điều kiện bình thường, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản ngắn hạn này thành tiền, thanh toán các khoản nợ tới hạn và giúp các hoạt động sản xuất của công ty diễn ra bình thường.

von luu dong duong la gi

Vốn lưu động dương (Nguồn ảnh: https://govalue.vn)

  • Vốn lưu động âm

Ngược lại, vốn lưu động âm khi tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thấp hơn nợ ngắn hạn. Hay nói cách khác, dù có chuyển hóa hết tài sản ngắn hạn thành tiền nhưng vẫn không đủ đáp ứng các nghĩa vụ của công ty.

Von luu dong am la gi

Vốn lưu động âm ( Nguồn ảnh: https://govalue.vn)

Khi Vốn lưu động âm, điều này là cực kỳ nguy hiểm, cho dù doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận rất tốt. Bởi vì nếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ (nghĩa vụ) trong ngắn hạn thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng phá sản.

Vốn lưu động bao nhiêu là đủ?

Trở lại với ví dụ của DOANH NGHIỆP X phía trên:

Ta đã có thể dễ dàng tính được VLĐ  trong trường hợp này bằng:

Vốn lưu động =  3000 – 1500 = 1500 tỷ (VND)

Tuy nhiên để biết được 1500 tỷ đã đủ tốt chưa? Hay chỉ cần 500 tỷ hoặc 1,000 tỷ là đủ? Tỷ lệ vốn lưu động (Working capital ratio) là khái niệm sẽ cho ta biết được điều này.

Tỷ lệ vốn lưu động (Working capital ratio) là gì?

Tỷ lệ vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn/nợ phải trả ngắn hạn.

y nghia cua ty le von luu dong

Tỷ lệ vốn lưu động là gì? (Nguồn ảnh: Internet)

  • Nếu tỷ lệ vốn lưu động < 1

Lúc này tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn.

Doanh nghiệp có khả năng phá sản cao khi không đủ khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn.

  • 1 < Tỷ lệ vốn lưu động < 2.0

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn.

Từ đó cho thấy sức khỏe tài chính của doanh nghiệp tương đối ổn định, doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

  • Tỷ lệ vốn lưu động > 2.0

Hay tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn 2 lần nợ phải trả.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải có lợi thế cạnh tranh nhất định, dòng tiền kinh doanh khỏe mạnh và rất ít nợ vay.

Tùy vào ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang hoạt động, thông thường Working capital ratio lớn hơn 1.0 là có thể chấp nhận được.

Vốn lưu động khác với Vốn cố định như thế nào?

Chúng ta có thể đã hiểu cơ bản về Vốn lưu động. Sự khác biệt giữa vốn lưu động và vốn cố định sẽ tiếp tục được Totvadep.com trình bày trong bảng bên dưới. 

VỐN LƯU ĐỘNG

VỐN CỐ ĐỊNH

Khái niệm Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn (TSNH) nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản ngắn hạn

Vốn cố định là giá trị của các loại tài sản cố định (TSCĐ).

Các loại tài sản này là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng kéo dài qua rất nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

Đặc trưng Vốn lưu động lưu chuyển nhanh

– Vốn lưu động dịch chuyển một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh.

– Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi hoàn thành một quá trình sản xuất kinh doanh

– Quá trình vận động của vốn lưu động là một chu kỳ khép kín từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.

Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và hiệu quả sản xuất kinh doanh của, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

+ Điều khác biệt lớn nhất giữa vốn lưu động và vốn cố định là: vốn cố định chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua mức khấu hao, còn vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.

– Vốn cố định luân chuyển qua nhiều kỳ sản xuất kinh doanh của DN do TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của DN

– Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bộ phận vốn cố định đầu tư vào sản xuất được phân ra làm 2 phần.

Một bộ phận vốn cố định tương ứng với giá trị hao mòn của TSCĐ được dịch chuyển vào chi phí kinh doanh hay giá thành sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra, bộ phận giá trị này sẽ được bù đắp và tích lũy lại mỗi khi hàng hóa hay dịch vụ được tiêu thụ.

Bộ phận còn lại của vốn cố định dưới hình thức giá trị còn lại của TSCĐ

Quản lý vốn lưu động bằng cách nào? 

Quản lý VLĐ ( working capital) là quá trình cân đối, điều chỉnh tài sản ngắn hạn và nợ sao cho hợp lý. Để quản lý vốn lưu động một cách hiệu quả, các nhà quản trị doanh nghiệp cần biết kết hợp các yếu tố kinh doanh. Các yếu tố nhà quản lý cần quan tâm bao gồm: 

  • Đầu tiên là quản lý tiền mặt

Hoạt động quản lý này là thống kê số dư cho phép doanh nghiệp chi trả các khoản phí hàng ngày. Bằng những cách thức phù hợp với đơn vị doanh nghiệp của mình, người quản lý phải sử dụng tiền mặt tối ưu hết mức có thể tiết kiệm chi tiêu và tăng vốn lưu động lên.

  • Thứ hai là quản lý hàng tồn kho.

 Nếu các sản phẩm tồn kho quá nhiều nghĩa là tiền đang bị ứ đọng không có tính thanh khoản. Vì thế, nhà quản lý cần cân nhắc các chính sách đẩy mạnh các khâu sản xuất cho ra thành phẩm và cả những chính sách bán hàng tối ưu trong khâu tiêu thụ.

lam sao de quan ly von luu dong

Làm sao để quản lý working capital tốt?

  • Thứ ba là xác định và quản lý các khoản nợ

Nợ ở đây là những tài khoản mình đi vay và khoản phải thu của khách hàng. Nếu như để chúng bị âm quá nặng dẫn đến không có tiền để xoay vòng đầu tư, tái sản xuất.

KẾT LUẬN

Totvadep.com đã cùng bạn tìm hiểu Working capital là gì? Vốn lưu động khác Vốn cố định như thế nào? Vốn lưu động bao nhiêu là đủ?.

Tổng kết lại, Working capital là thuật ngữ Vốn lưu động, một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có, phục vụ cho các hoạt động diễn ra hằng ngày của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chúng ta đã tìm hiểu thêm về Tỷ lệ Vốn lưu động, chỉ tiêu trả lời cho câu hỏi Cần bao nhiêu vốn lưu động là đủ? Cuối cùng, bạn đã biết những yếu tố cần chú trọng trong việc quản lý Vốn lưu động của doanh nghiệp.

Chúng tôi hy vọng những thông tin trên bổ ích. Chúc các nhà quản lý doanh nghiệp và các nhà đầu tư có những quyết định sáng suốt và thành công trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của bạn. Nếu bạn có bất cứ góp ý gì để hoàn thiện nội dung bài viết hơn, xin mời bạn để lại bình luận của mình bên dưới nhé. Chúng tôi rất trân trọng và cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã dành thời gian đọc bài viết này!

>>> Xem thêm: Nếu bạn thắc mắc Stakeholder là gì? Tầm quan trọng của Stakeholder, bạn có thể xem thêm bài viết tại đây nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *